Trang 1 / 3 123 Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 / 25

Chủ đề: chia sẽ mấy kinh nghiệm chụp phong cảnh

  1. #1
    Tham gia
    27-05-2007
    Bài viết
    197

    chia sẽ mấy kinh nghiệm chụp phong cảnh

    Thread này mình lập để tìm lại mấy lỗi ảnh phong cảnh đã mắc phải, bằng cách duyệt qua 1 loạt hình cũ trong flickr album của mình. Viết ra đây để chính mình rõ ràng, và để chia sẽ kinh nghiệm/thảo luận với mọi người.

    Thường thì hình sau khi chụp, xử lí, và post, mình cần 1 thời gian dài để kiểm chứng lại chất lượng - nói cách khác, chỉ 1 thời gian sau mình mới thấy những bức ảnh xấu của mình ...xấu.
    Cho nên đánh giá hình cũ thường chính xác và khách quan hơn hình vừa chụp. 1 thời gian dài "tịnh tâm", xem lại ảnh cũ, mình đã phát hiện ra lí do có những tấm hình phong cảnh bỏ quá nhiều công sức vào, mà nó cứ tàn tàn sàng sàng. Nếu "xấu lộ" thì đã xóa rồi, nhưng chúng cũng không đẹp, trong album flickr của mình có 1 loạt ảnh landscapes dạng này: bỏ thì thương, vương thì ..chán.

    Dĩ nhiên là "lỗi" thì không chỉ có bấy nhiêu, mình nhặt ra vài lỗi lớn nhất, căn bản nhất, và đặc trưng nhất của ảnh landscape với ý nghĩ: Chỉ cần né được những lỗi cơ bản này, thì chất lượng tấm hình đã được cải tiến thật căn cơ. Mình bỏ qua - không bàn đến tất cả những yếu tố/chi tíêt chung với các thể loại ảnh chụp khác (bố cục, kĩ thuật,settings...)


    1. Lỗi tham:

    Thường thì khi đi chụp phong cảnh, vì phải mang vác công phu, tốn công đi xa, tốn công canh thời gian, mà ánh sáng đẹp lại xảy ra quá nhanh. Cho nên tâm lí người chụp là chụp càng nhiếu càng tốt, đây là lỗi mình hay gặp.
    Sau này mình nhận ra, chỉ cố chụp cho được 1 tấm thật đắt giá,bằng cách thay đổi settings nhiều lần, thì hợp lí hơn là cứ bấm liên tục cả vài chục tấm na ná nhau. Chỉ 1 tấm thật đẹp xem đi xem lại vẫn sướng hơn là cả bộ ảnh chục tấm "chơi vơi" cứ ấm ức hoài. Ánh sáng đẹp xảy ra quá nhanh, thường trong 1 buổi chụp không có cơ hội chạy vòng quanh để thử các góc, thử các tiêu cự..để chọn ra nhiều ảnh đẹp.
    Vậy nên: cố tìm 1 tấm thật đẹp. Những bố cục khác để dành lúc khác quay lại.



    Tấm ảnh trên đây là 1 trong rất nhiều tấm tương tự, chụp vùng sa thạch ưa thích của mình. Tất cả đều chung chung chán chán bởi mắc hầu hết các "lỗi" mình nhắc phía dưới đây, xuất hiện vì tại địa điểm chụp, thâm tâm coi trọng số lượng hơn chất lượng, công sức bị "dàn đều" cho quá nhiều bức hình-không-đắt. Quay trở về nhà trong tay không có tấm nào nổi bật.


    2. Lỗi không dùng tripod:

    Sau này chụp phong cảnh nhiều, mình từ từ thấy tripod là cái tối cần thiết, vì quá nhiều lí do. Chưa cần bàn đến các bức ảnh phải phơi sáng lâu. Ánh sáng chọn khi chụp phong cảnh thường là ánh sáng phức tạp, phải quản lí quá nhiều yếu tố. Nếu cầm tay, mình sẽ phân tâm. Khi setup cẩn thận camera lên tripod, mình có thể bình tĩnh chọn 1 frame hình tối ưu ý, bố cục mạnh, và setting trên máy chính xác, mình có thời gian và tâm trí để bỏ vào những yếu tố khác. Và dĩ nhiên, thêm cái tripod là mình đã cải thiện đáng kể độ nét của ảnh.
    Vậy nên: bất kể ánh sáng tốt đến đâu, máy ảnh, ống kính tốt đến đâu, cũng phải xài tripod.





    Tấm ảnh này chụp ở 1 bãi đá có rất nhiều màu lạ mắt bên bờ biển Baltic, Tallinn, Estonia. Hôm đó là 1 ngày trời mù âm u rất không khí, cộng với bờ cát cong tạo nên 1 background rất hứa hẹn. Thiên nga bơi đầy làm tăng thêm chi tiết thú vị cho khung cảnh.

    Thế nhưng 1 phần vì đang đi chơi, 1 phần vì phải leo trèo trên bãi đá khó khăn, cho nên mặc dù có cầm theo tripod, mình lại không sử dụng, mà cầm tay chụp. Kết quả ngoài chuyện hạn chế tốc độ, noise vì đẩy iso ... cái mất lớn nhất chính là bố cục và chọn góc. Nếu đặt máy trên tripod, có lẽ mình đã có nhiều thời gian hơn,thoải mái hơn để chọn 1 bố cục đắt tiền hơn thế này nhiều (góc thấp hơn, chạy ra sát mém nước hơn, chờ thiên nga xếp đội hình đẹp hơn ..)


    3. Lỗi cố đấm ăn xôi:

    Phong cảnh, không khí, thời tiết, thời điểm...chính là đối tượng của ảnh phong cảnh. Cũng như người mẫu là đối tượng của chân dung. Người mẫu xấu thì ảnh rất khó đẹp. Tại sao mình không lựa 1 đối tượng đẹp ngay từ đầu ?
    Rất nhiều lần mình ráng chụp khi các yếu tố cấu thành 1 bức ảnh không đẹp, bản thân mình không "cảm", chụp là vì đã lỡ bỏ công, bỏ thời gian đi săn ảnh rồi. Kết quả những lần cố đấm ăn xôi như vậy thật là be bét. Cho dù có áp dụng bao nhiêu "bài", xử lí post process mạnh tay cỡ nào .. sản phẩm ra cũng rất lở dở khó chịu,lấn cấn như 1 viên cát trong giầy.
    Vậy nên: thấy không cảm được, thì vác tripod đi về.







    Bức ảnh trên trong 1 lần chán đời, băng rừng 1 mình hy vọng tìm được vài tấm ảnh hay. Mình mất gần 3 tiếng lội bộ để cuối cùng phát hiện ra có đi thêm đến tối thì cảnh vật 2 bên đường vẫn vậy, thậm chí chút ánh sáng hay ho cũng không có. Vậy là có gì chụp nấy. "Sương mù" trong ảnh là do mình thổi lên lens.


    4. Lỗi canh giờ bậy:

    Đây là lỗi nặng nhất - nói cách khác, 99% thành công của 1 bức ảnh phong cảnh, ăn thua là ĐÚNG LÚC.
    "Bad-timing" thức dậy quá trễ vào buổi sáng, xuất phát quá sớm vào buổi chiều, đến địa điểm quá trễ lúc hòang hôn ... là lỗi nặng. Ánh sáng đẹp, giàu màu, và không khí hấp dẫn chỉ xuất hiện chớp nhóang vào những lúc đó. Cùng 1 địa điểm, khác nhau 2-3 phút là đã thành 2 bức ảnh chất lượng khác hẵn nhau.
    Vậy nên: đi sớm về trễ, nghiên cứu thời tiết, trừ hao thời gian đi lại và sắp đặt xong xuôi trước khi "magic light" xảy ra.




    Bức ảnh trên chụp trong 1 lần xuất phát đi săn ảnh hơi sớm, mà lại không muốn ngồi chờ đến lúc "magic light" xuất hiện. Thế là bất chấp mọi nổ lực sáng tác, kết quả vẫn rất là "ảnh du lịch". Nhắc lại: chỉ chụp vào 30 phút mặt trời lên 30 phút mặt trời xuống.


    5. Lỗi "HDR":

    High Dynamic Range là mốt được ưa chuộng, mục đích là mô phỏng cách mà mắt người nhìn thấy phong cảnh. Ảnh phong cảnh có dải sáng rộng luôn hấp dẫn. Tiếc là là số người thành công với HDR không nhiều : ảnh ra không giống "mắt nhìn" (tự nhiên) mà giống con nít bôi tranh bột (quá phi tự nhiên).

    Có thể trình độ mình chưa tới, cũng có thể mình sai lầm về quan điểm ngay từ đầu. Nhưng kinh nghiệm bản thân cho thấy, những tấm hình vừa ý nhất của mình không phải là những tấm HDR.
    Động tác tone map 1 tấm hình HDR, ép vùng tối sáng lên và vùng sáng tối xuống, vô tình làm mất contrast của khung cảnh chính, làm đục tấm hình.
    Một khi ánh sáng đẹp, dynamic range 1 file RAW 12bits đủ để cho ra 1 tấm hình jpeg hấp dẫn với dải contrast chấp nhận được. Không cần đánh đố bản thân (và máy ảnh) khi bắn thẳng vào mặt trời giữa trưa, yêu cầu mặt trời không cháy và bóng râm phải sáng đẹp.

    Điểm chính của chuyện tránh dùng các phần mềm HDR có sẵn là ở chất lượng của tấm hình. Mình cảm giác các phần mềm HDR chưa đủ thông minh/sức mạnh để render ra 1 tấm ảnh tone mapped mịn màn, tự nhiên, sắc nét.
    Nội chuyện bracketing 3-5-7 tấm ảnh trong điều kiện ánh sáng khó,cây lá rung rinh, mà yêu cầm 1 tấm ảnh cuối sắc nét như single shot, đã là rất không thể rồi.

    Những ví dụ ảnh HDR đẹp nhất mà mình từng xem, thường là kết quả blend "bằng tay" rất thủ công tỉ mỉ của mấy chuyên gia photoshoper.
    Vậy nên: khi chụp HDR phải chọn đối tượng thật kĩ, ưu tiên phơi sáng 1 bức duy nhất. Nếu cần, phơi sáng cho từng đối tượng riêng rẽ và blend bằng tay. Fotomatix, trong tay mình, cho ra những kết quả rất đáng thất vọng.




    Đây là 1 tấm ảnh được fotomatix tone mapped ra từ 10 tấm ảnh RAW chênh nhau 0,7ev. Bỏ qua chuyện thẩm mỹ cá nhân (HDR đến cỡ nào là "đẹp"), mình chỉ bàn đến chất lượng tấm hình. Với ý đồ phủ hoàn toàn dãy dynamic range tại chỗ - mà theo fotomatix nói, là sẽ triệt tiêu được color noise khi tone mapped ... Kết quả ra là 1 cái hình chất lượng kém, be bét màu, và cần nhiều thao tác photoshop để dặm vá lại (bởi trong 1 khung cảnh có quá nhiều yếu tố phải xử lí khác nhau, phần mềm không phân biệt được các khác biệt này) - vậy blend tay luôn bằng photoshop từ đầu cho xong !


    6. Lỗi sợ trời mưa:

    Trời mưa sình bùn, hay bão tuyết, hay mưa bụi mịt mù,... là những lúc không ai muốn ra đường. "Mắt thường cho thấy" cảnh vật những lúc thời tiết thất thường thật là đáng chán. Nhưng: nếu vác tripod nhảy ra đường vào những ngày như vậy, cơ hội có 1 tấm ảnh phong cảnh xuất sắc là rất lớn. Trời "đẹp" như mình vẫn nghĩ không hẵn đã đẹp cho nhiếp ảnh, và trời "xấu" chưa chắc lên hình đã xấu. Kinh nghiệm cho thấy ngược lại.
    Vậy nên: sẵn sàng vác tripod phóng ra ngòai trời những lúc thời tiết thất thường.



    Tấm ảnh trên chụp ở Venice, vào 1 buổi sáng sương mù mù mịt tầm nhìn ra không quá 10m. Lúc này lẽ ra mặt trời đã phải lên, và ý đồ thức sớm của mình lẽ ra là để săn cái mặt trời bình minh này. Với thời tiết như thế, ý đồ ban đầu phá sản, mình có thể nằm nhà ngủ nướng. Vì lí do lâu lâu mới ghé Venice, mình và thằng Liebe xông pha sương mù với ý đồ "cố đấm ăn xôi", thì hóa ra sương xuống có khi còn hay hơn cả mặt trời lên. Thời tiết khác thường tạo nên không khí khác thường, và những frame hình đắt, độc.

    7. Lỗi chuyển trọng tâm sang tiểu tiết:

    Hay lỗi "lầm lẫn điểm chính".
    1 bức ảnh landscapes có rất nhiều chi tiết, từ gần đến xa, từ phải qua trái. Nếu không xác định được thông điệp CHÍNH mình cần nắm bắt, thì sẽ có khuynh hướng cố "nắm bắt tất cả" ===> và thất bại ở điểm chính. Tại địa điểm, ấn tượng nào mạnh nhất, đập vào mắt đầu tiên, gây cảm xúc nhất .. mình sẽ chỉ tập trung hết sức mô tả đúng ấn tượng đó, những tiểu tiết còn lại bỏ qua. Ví vụ ánh sáng vàng buổi chiều đẹp mê ly, mà lại cố (THÊM) kéo WB cho màu tòa nhà ra đúng, ..hay 1 cảnh bình minh mù mịt lung linh rất "moody" mà lại cố (THÊM) kéo level cho contrast lên mạnh và làm sắc nét ...
    Vậy nên: chọn 1 đề tài/thông điệp chính, và quên đi các tiểu tiết khác.



    Bức ảnh trên chụp vào 1 buổi chiều mùa thu, có tất cả các yếu tố để cấu thành 1 tấm ảnh landscape hấp dẫn : nắng chiều, xiên, tiền cảnh, hậu cảnh, cây, đá, màu mùa thu ... Ở lần xử lý đầu tiên, mình cho là khá vừa phải. Trừ 1 điểm, là vì contrast khá lớn, nên đám lá cây màu cam, phần highlight bị "bết" - mất chi tiết (kênh đỏ và vàng bị clipped). Lo lắng với tiểu tiết này, mình xử lý lại, tập trung giữ chi tiết cho từng cụm highlight :



    Kết quả là thành công ở đề tài "chi tiết đám lá", nhưng bức ảnh đã mất đi contrast của "nắng chiều và bóng núi", chính tương phản mạnh của nguồn sáng xiên này là tin thần, cũng như điểm hấp dẫn chính của bức ảnh. Đây là retouch thất bại.

    9. Lỗi "vừa trời vừa đất":

    Đây là lỗi bản thân mình mắc nhiều nhất.
    Lỗi này nhiều sách đã viết, dưới dạng "lỗi đường chân trời nằm giữa hình". Mình nghĩ nói vậy thì khi trên "thực địa" sẽ khó nhớ. Về bản chất, ngoài chuyện để 1 đường thẳng cắt giữa khung hình là chuyện rất kị trong bố cục, lỗi này xuất hiện khi bạn đứng trước 1 khung cảnh mà mây trời vần vũ hấp dẫn, mà đất cũng lên bóng, có nhiều chi tiết ==> bạn muốn thu hết tất cả những thứ đó vào khung ảnh, đây là tâm lí "tiếc của giời".
    Sự thật là, khi cả 2 thành phần đều quan trọng như nhau, chúng sẽ tranh chấp nhau, và người xem sẽ chẳng chú ý phần nào cả.
    Vậy nên: phải quyết định dành phần chính (level,contrast,brightness,...) cho trời HOẶC đất và chủ định dìm phần còn lại đi, hoặc bỏ luôn ra khỏi frame hình.Nếu tiếc, hãy chụp 2 tấm.




    Tấm ảnh trên đây gần như hình vuông. Đây là 1 thử nghiệm "vertorama"-panorama theo chiều dọc. Ý tưởng chính là phơi sáng riêng cho trời, riêng cho đất, và ghép lại (vì trời "đúng sáng" và đất "đúng sáng" luôn chênh nhau vài EV). Theo ý mình, hoàn toàn nên crop bỏ hẳn 1 phần để nêu bật phần còn lại.


    10. Lỗi trùm sò thiết bị cân màu màn hình:

    Lỗi này dễ thấy, lại dễ mắc phải. Bạn bỏ ra nhiều công sức để chụp 1 tấm ảnh. Bỏ ra nhiều tiếng đồng hồ kéo kéo chỉnh chỉnh, hay tranh cãi, bàn luận về màu sắc, ánh sáng ... trước 1 cái màn hình không chuẩn về sắc và độ, thì không còn gì vô lí hơn !
    Vậy nên: nếu không mượn được, hãy mua 1 cái calibrator. Với nhiếp ảnh ngày nay, nó quan trọng bằng cái máy ảnh digital của mình.



    Có những bức ảnh, mà sự chính xác của màu quan trọng sống còn. Mình nhớ mình đã khổ sở thế nào khi chỉnh màu tấm hình trên đây mà xung quanh không có 1 cái màn hình nào tin tưởng được. Chỉ 1 nhích nhê là ảnh đã vàng quá, đỏ quá, hay xanh quá ... Như vậy là mình chỉ "mò mẫm" mà không biết dân tình khi xem ảnh mình có thấy cái effect mình cần hay không.



    (hic, hình như "chia sẻ" chứ ko phải "chia sẽ", mod nào sửa dùm mình với :( )
    Được sửa bởi vutrungphong lúc 05:07 AM ngày 25-03-2010
    Photo Album at Flickr

    Min 50 1,7 Min 70-210 4 Min 200 2,8G TC Min APO 2x CZ 16-80 3,5-4,5

  2. #2
    Tham gia
    26-02-2006
    Location
    Saigon
    Bài viết
    4,407
    @vutrungphong: Rất chi tiết và bổ ích. Ảnh minh họa cũng rất rõ ràng. Đúng là những lỗi phổ biến mà dân mê chụp phong cảnh amateur như mình hay mắc.
    Cám ơn bác nhiều.
    Mong được bác chia sẻ thêm.

  3. #3
    Tham gia
    31-12-2009
    Bài viết
    1,011
    em cám ơn bác quá, em mắc tất cả những lỗi bác kể ra và vô số lỗi khác, đến nay tất cả ảnh phong cảnh em chụp khi xem lại đều là ảnh lưu niệm, du lịch

  4. #4
    Tham gia
    02-08-2009
    Bài viết
    196
    Cám ơn bác chủ. KN rất quý. Bác có thể nói thêm về bố cục không ạ? Tks for sharing

  5. #5
    Tham gia
    04-01-2010
    Bài viết
    72
    bác có điều kiện đi nhiều nơi quá :x cám ơn bác đã chia sẻ những kinh nghiệm rất quý báu :x

  6. #6
    Tham gia
    08-03-2009
    Bài viết
    742
    cám ơn bác vutrungphong bài viết rất bổ ích này, em đang mắc 2 lỗi lớn nhất là "tham" và " cố đấm ăn xôi".

    Hy vọng em sẽ rút kinh nghiệm cho những lần chụp sau.

    PS: vẫn vẫn rất thích các hình chụp wildlife của bác
    Sony/Minolta Alpha club
    My photos

  7. #7
    Tham gia
    16-12-2009
    Bài viết
    151
    cám ơn bác vutrungphong nhé, bài viết hay, đọc để lấy kn khi chụp hình.TFS

  8. #8
    Tham gia
    30-11-2006
    Location
    SG
    Bài viết
    99
    Hay quá hay quá...xin chủ thớt cho share lên FB cho mí ng bạn học hỏi thêm...
    cám ơn nhé :D
    Winner Never quit
    Quitter Never win

  9. #9
    Tham gia
    27-05-2007
    Bài viết
    197
    Cám ơn mọi người ủng hộ.
    Đây là những phốt mình thống kê từ trong kho "hàng" cũ, mình nghĩ nó rõ ràng và cụ thể hơn khi viết ra. Hy vọng là anh em thấy có ích và xài được.


    @ opticals: về bố cục chung chung thì mình nghĩ có rất nhiều sách rồi và nói nguyên ngày cũng không hết. Khi chụp ảnh trên thực tế mình không cần nghĩ sâu quá. Cuối cùng thì chụp ảnh là 1 thú vui, căng thẳng quá thì hết thú mất. :D

    Vài điểm chính nên tự động có trong đầu là:

    1- Mình cố chụp cho ra chiều SÂU của không gian. Từ gần đến xa. Người ta xem ảnh phong cảnh, là muốn xem cái chiều sâu này.

    2- Tất cả những cái gì đăng đối (symetrisch) đều nhàm chán. Bạn chia đôi 1 hình chữ nhật theo chiều dọc, và theo chiều ngang. Tất cả những gì nằm trên 2 đường này đều "chết", vì chỉ hút mắt được 1 lần. Tất cả những thứ nằm 2 bên 2 đường này, đều tranh chấp nhau, vì chúng "cân bằng" với nhau.

    Vậy nên tỉ lệ vàng, hay đơn giản hóa thành 4 điểm NHẠY CẢM trên hình chữ nhật là cái bạn phải quan tâm đầu tiên. Đặt các chi tiết chính vào 4 điểm này luôn luôn thành công. (bạn chia chiều ngang và chiều dọc khung ảnh làm 3 phần bằng nhau, các đoạn sẽ cắt nhau ở 4 điểm này).

    3- Mục đích cuối cùng của "bố cục", là dẫn mắt người xem đi lòng vòng trong cái hình chữ nhật, không cho họ đi ra ngoài, và không để họ bỏ sót phần nào.

    Khi "đọc" bức ảnh, dẫn dắt họ đi theo 1 đường xoắn ốc - có thứ tự trước/sau từ rìa khung ảnh tiến vào tâm, đi qua các điểm nhạy cảm. Đây là trường hợp hoàn hảo nhất, nhốt được người xem trong khung hình.

    3- Cách dẫn dắt / hay tạo độ sâu thì là các nguyên tắc thị giác thông thường:
    + tương phản nhất sẽ hút mắt nhất
    + tương đồng nhất sẽ KHÔNG hút mắt nhất
    (tương phản/tương đồng về: sắc nóng/lạnh,độ sáng/tối,nét/nhòe ... )
    + các tính chất của màu (nóng gần lạnh xa...)
    + các tính chất của đường (cong dẫn dắt, gãy khúc tạo điểm dừng, thẳng chỉ hướng..)
    + các tính chất phối cảnh (gần to bé xa ...)
    ...blah blah blah...


    @finding nemo: cám ơn bạn tin tưởng :D mình vừa cập nhật lại bài 1.
    Được sửa bởi vutrungphong lúc 04:15 PM ngày 24-03-2010
    Photo Album at Flickr

    Min 50 1,7 Min 70-210 4 Min 200 2,8G TC Min APO 2x CZ 16-80 3,5-4,5

  10. #10
    Tham gia
    24-09-2008
    Bài viết
    2,480
    Cám ơn bác Phong đã chia sẻ các kinh nghiệm quí báu này. Thực sự các thứ bác nêu trên em rất rất hay mắc phải.
    Bố cục trong bài thứ hai bác viết rất dễ hiểu và đơn giản súc tích.
    Chúc bác thành công hơn nữa trong sự nghiệp nhiếp ảnh của mình.

Trang 1 / 3 123 Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Những chủ đề tương tự

  1. Xin chia sẻ kinh nghiệm giữ cho ảnh chụp được bền!
    By amicecorp in forum Tán gẫu - Chuyện trong nhà ngoài phố
    Trả lời: 10
    Bài viết cuối: 19-11-2009, 06:15 PM
  2. Chia sẻ kinh nghiệm về các thức đấu giá/ bán ảnh
    By apham in forum Hoạt động hội nhóm, offline, kỷ niệm sinh nhật của VNPhoto
    Trả lời: 18
    Bài viết cuối: 14-04-2009, 10:09 AM
  3. Chia sẻ kinh nghiệm về Pin sạc AA
    By thuoc_lao in forum Trao đổi về các loại máy ảnh và thiết bị nhiếp ảnh
    Trả lời: 6
    Bài viết cuối: 18-03-2009, 10:09 PM
  4. Hỏi: kinh nghiệm chụp phong cảnh bằng máy PnS
    By FloraAtDawn in forum Nhiếp ảnh cơ bản
    Trả lời: 7
    Bài viết cuối: 18-02-2008, 09:49 PM
  5. Chia sẻ kinh nghiệm, thông tin, tài liệu...mời zô mời zô
    By cuongok in forum Nhóm VNPhoto.net tại Huế -Đà Nẵng
    Trả lời: 4
    Bài viết cuối: 07-12-2007, 11:28 PM

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •