Trang 1 / 8 123 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 / 72

Chủ đề: Street photography for the purist - Chris Weeks

  1. #1
    Tham gia
    10-05-2005
    Bài viết
    3,934

    Street photography for the purist - Chris Weeks

    Đầu năm mới, đầu tiên là xin kính chúc các bác box film một năm mới dồi dào sức khỏe và hạnh phúc.

    Em mới đọc được quyển sách hay về street photography, hay là ở chỗ nó do rất nhiều người viết, nói lên cảm xúc của mình khi chụp thể loại này. Trong số họ, có những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, có những người chụp nghiệp dư vì sở thích. Không dùng những từ ngữ hoa mỹ hay kỹ thuật mà họ chỉ tâm sự các cảm xúc của bản thân một cách đời thường nhất.



    Em sẽ dịch dần dần.

  2. #2
    Tham gia
    10-05-2005
    Bài viết
    3,934
    Day 1: Severin Koller – Áo (hiệu đính bởi Chris Weeks)

    Khi tôi bắt đầu chụp ảnh khoảng 2 năm trước, tôi dùng một chiếc máy ảnh số du lịch mà không biết là nó bao nhiêu megapixel nữa. Chẳng lâu sau, tôi tập trung vào việc chụp các đối tượng tạo hình (structures) và trừu tượng vì chất lượng máy kém quá nên cũng chẳng chụp được cái khác.

    Phong cách này hướng tôi đến chụp kiến trúc, mà sau này, đó là phong cách mà tôi chụp được nhất. Nó cũng là phương tiện kiếm sống của tôi hiện nay. Với cái máy số nhỏ tí như vậy, chụp đời thường thực sự là điều rất nực cười và chẳng ra cái gì cả. Năm ngoái, tôi cũng tìm hiểu về các loại máy ảnh, khi đó tôi vẫn nghĩ trong đầu rằng kỹ thuật số đúng là con đường đúng đắn …cho tương lai. Hè năm ngoái, tôi mua một cái Canon Eos 1Ds Mark II, tôi dùng nó cho công việc (thể hiện ý tưởng và kiến trúc). Tôi cũng dùng nó cho mấy việc cá nhân nữa. Thế nhưng, khi mà bạn muốn làm một cái gì đó “cá nhân, thân thuộc, gần gũi…” bạn có thể vứt 7000 đô la này vào thùng rác !!

    Thật ra tôi thấy …tôi bắt đầu yêu nhiếp ảnh đời thường từ khi tôi bắt đầu chụp phim. Tôi chưa bao giờ chụp chân dung, chưa bao giờ chụp phóng sự. Tôi cũng chưa bao giờ “dám” chụp đời thường bằng cái cách cổ điển như vậy. Tại sao? Vì nó là không thể với ảnh số…”cảm xúc bị đánh mất”. Bạn có thể nhìn thấy bức ảnh ngay sau khi chụp, điều này phá hủy toàn bộ tài năng. Nếu bạn không có film trắng đen, bạn sẽ không bao giờ có thể nhận ra vẻ đẹp của một bức ảnh được in trên giấy xơ (fiber). Bạn không cần phải chờ đến khi film được tráng rửa, đó lại là một điều đáng tiếc nữa. Bạn sẽ mất hết cái thú trong phòng tối. Máy ảnh số quá to, quá ồn… và quá gây sự chú ý. Những máy ảnh nhỏ rẻ tiền không thể đem lại chất lượng ảnh tốt đủ để in, ảnh chụp đời thường bằng số đơn giản “trông” không giống ảnh đời thường. Đời thường là về cuộc sống và kỹ thuật số thì vô hồn.

    Giờ thì tôi dùng máy số cho công việc và tôi chẳng bao giờ mang vác một đồ to như thế bên cạnh cả (nếu không bị bắt buộc).

    Tôi thấy may mắn khi nhận ra được niềm cảm hứng và đam mê khi chụp đời thường, bao gồm cà những tấm chân dung ngẫu hứng, bắt được khoảnh khắc, bắt được niềm vui, bắt được sự tức giận… đó chính là cuộc sống và đó chính là cảm xúc tuyệt vời khi được chụp và ngắm nhìn kết của của mình….sau này.

    Tôi cần cái thứ nhiếp ảnh đó như một sự cân bằng. Nó thực sự khác hẳn với công việc kiếm tiền. Sẽ là tuyệt vời nếu được làm 2 việc cùng một lúc, nhưng nếu không có nhiếp ảnh đời thường, tôi sẽ không có được ½ niềm vui chụp ảnh. Nó giúp tôi yêu cái nghệ thuật này một lần nữa.

    Nó giúp thư giãn, bạn không cần phải cố chụp một cái gì đó. Bạn có thể nếu bạn muốn. Chẳng ai giao cho bạn nhiệm vụ, thời gian. Chẳng ai bảo bạn phải chụp cái gì mà họ muốn. Bạn chỉ cần ngồi một chỗ hoặc đi bộ đâu đó và chụp ảnh, và cũng chẳng quan trọng kết quả là đẹp hay xấu…riêng việc chụp ảnh đã mang lại cảm xúc hay rồi..đó là điều tôi muốn giữ cho cuộc đời mình.

    Chụp ảnh đời thường cũng có thể rất thách thức và thú vị. Trở thành một người chụp lén hoặc chụp ngay trước mặt chủ thể (con người)… 2 cách này đều làm tôi kích thích cao. Ngón tay thì thấy ngưa ngứa còn tim thì đập mạnh…sau đó thì tôi quyết định bóp cò, kệ cái gì đến thì đến. Miễn là bạn không bị lộ, nó mang lại xúc tuyệt vời.
    Điều hay nhất bạn có thể làm là chụp ảnh mà không làm ảnh hưởng chút nào đến sự vật hiện tượng mà bạn chụp, thế là bạn sẽ có bức ảnh đời thường thực sự và vì thế, bạn cũng cần phải có đúng đồ nghề để dùng. Một chiếc Rangfinder chính là lựa chọn số một.

    Một điều nữa tôi thích chụp đời thường là khi người nào đó (có thể là nhân vật chính, hoặc một người khác trong ảnh) nhìn về phía bạn hoặc về cái máy ảnh. Tôi thích chụp những bức ảnh mà người đó không nhận ra cái máy ảnh nhưng mà lại nhìn về hướng nó. Điều đó xảy ra khi bạn hành động thật nhanh, bạn có thể bắt được nét biểu cảm trên khuôn mặt và đôi mắt trước khi người đó nhận ra một nhiếp ảnh gia trước mặt. Điều đó chỉ xảy ra trong một vài giây, thậm chí một vài phần nghìn giây.

    Tóm lại…ảnh đời thường đã làm tôi yêu nhiếp ảnh thậm chí nhiều hơn và đó chính là lí do tôi luôn cảm thấy may mắn khi chụp phim. Bởi vì ảnh đời thường giúp tôi yêu công việc một mình hơn, khi mà tôi đã tự cân bằng được cuộc sống. Tôi có một niềm vui, bên cạnh việc chụp ảnh vì tiền của mình

    Bạn có thể chụp ảnh….bằng cái đầu hoặc bằng con tim. Đôi lúc bằng cả 2 thứ đó..nhưng ảnh đời thường và ảnh phim chủ yếu bằng con tim và thể hiện con tim của tôi. Ảnh công việc nhiều khi là thách thức về kỹ thuật hoặc một vài công việc chụp kiến trúc là thách thức cho trí não của tôi…nhưng với con tim, con tim chính là ảnh đời thường và khi mà tôi viết những dòng này, tôi nhận ra nó nhiều hơn và nhiều hơn.

    Severin
    (http://severinkoller.blogspot.com/)


    Một số tác phẩm của Severin:












  3. #3
    Tham gia
    23-02-2007
    Bài viết
    6,526
    Quote Được gửi bởi Khot View Post
    Day 1: Severin Koller – Áo (hiệu đính bởi Chris Weeks)

    Khi tôi bắt đầu chụp ảnh khoảng 2 năm trước, tôi dùng một chiếc máy ảnh số du lịch mà không biết là nó bao nhiêu megapixel nữa. Chẳng lâu sau, tôi tập trung vào việc chụp các đối tượng tạo hình (structures) và trừu tượng vì chất lượng máy kém quá nên cũng chẳng chụp được cái khác.

    Phong cách này hướng tôi đến chụp kiến trúc, mà sau này, đó là phong cách mà tôi chụp được nhất. Nó cũng là phương tiện kiếm sống của tôi hiện nay. Với cái máy số nhỏ tí như vậy, chụp đời thường thực sự là điều rất nực cười và chẳng ra cái gì cả. Năm ngoái, tôi cũng tìm hiểu về các loại máy ảnh, khi đó tôi vẫn nghĩ trong đầu rằng kỹ thuật số đúng là con đường đúng đắn …cho tương lai. Hè năm ngoái, tôi mua một cái Canon Eos 1Ds Mark II, tôi dùng nó cho công việc (thể hiện ý tưởng và kiến trúc). Tôi cũng dùng nó cho mấy việc cá nhân nữa. Thế nhưng, khi mà bạn muốn làm một cái gì đó “cá nhân, thân thuộc, gần gũi…” bạn có thể vứt 7000 đô la này vào thùng rác !!
    Bài viết rất tuyệt và tâm đắc nhất câu này. TFS.
    1 cặp QL17 GIII và 1 Cụ Rồ...thế thôi

  4. #4
    Tham gia
    11-09-2006
    Location
    Tao Đàn, HCMC
    Bài viết
    1,294

    Talking

    Quote Được gửi bởi Khot View Post
    Một chiếc Rangfinder chính là lựa chọn số một.
    Hix, đầu tiên em rất rất cám ơn bác Khọt đã cất côg tìm, đọc và dịch cho a/e, nhưg mà lần sau bác bỏ giúp dùm em mấy câu đại khái như phía trên nhé.

  5. #5
    Tham gia
    17-03-2007
    Bài viết
    942
    úi nhà Khot nhiều chuyện nhỉ....nhưng rất hay và thú vị...hoan nghêng bạn Khot nào

    ước gì có một em Holga

  6. #6
    Tham gia
    10-05-2005
    Bài viết
    3,934
    Quote Được gửi bởi viendu_hcm View Post
    Hix, đầu tiên em rất rất cám ơn bác Khọt đã cất côg tìm, đọc và dịch cho a/e, nhưg mà lần sau bác bỏ giúp dùm em mấy câu đại khái như phía trên nhé.

    em dịch chứ em có sáng tác ra đâu mà bỏ.
    Được sửa bởi Khot lúc 11:31 PM ngày 02-02-2009

  7. #7
    Tham gia
    21-04-2005
    Bài viết
    1,345
    em đã đọc qua cuốn này... bác CW này cocky (phách) bỏ mẹ... chán :(

    chỉ thích nhất phần cuối khi bác ấy nói cách chụp lén thôi "In my opinion the holy grail of street photography is the ability to shoot from the hip."
    chữ ký vi phạm chính trị

  8. #8
    Tham gia
    09-02-2008
    Bài viết
    1,071
    Bác Chris này cũng viết vài bài thế này nữa. Cũng có nhiều cái hay nhưng công nhận bác này rất cực đoan. Âu cũng là bệnh chung của các anh em mê cái gì quá.

  9. #9
    Tham gia
    10-05-2005
    Bài viết
    3,934
    Những bài đầu trong cuốn sách không phải do Chris viết mà do các tác giả khác. Anyway,

    Day 2: Michael Kaiser – Đức

    Tại sao lại khó khăn như thế khi phải định nghĩa “nhiếp ảnh đời thường” là về cái gì ? Tại sao tất cả các nỗ lực mô tả thể loại này vẫn còn rất phân tán (lạ kỳ) ? Tại sao không thể có một cuốn cẩm nang 25 trang, một thứ mà bạn có thể đọc và (hi vọng) thấu hiểu, và có thể “thế là xong” đi chụp nào? Bạn có thể điều chỉnh các loại máy ảnh thành thạo, bạn cũng đã từng chụp những bức ảnh macro tuyệt đẹp, hay là ảnh kiến trúc, hay thậm chí là ảnh chân dung, bạn có thể và nên đọc tất cả những thứ dưới đây – có khi đọc xong bạn cũng chẳng hiểu hơn được về ảnh đời thường là mấy đâu. Vì nó là một thứ rất cá nhân. Vì bạn sẽ phải rời những gì thân thuộc của mình. Vì trong nhiều tình huống, bạn sẽ phải thể hiện bản thân mình. Vì bạn sẽ phải học cách yêu con người. Ảnh đời thường đồng nghĩa với sự cảm thông, không phải sự ghét bỏ. Nó có ý nghĩa cộng đồng, thậm chí kể cả khi bạn chụp “sự cô đơn, vắng vẻ, tĩnh mịch”. Nó có thể cay nghiệt, nhưng không bao giờ có ý nghĩa “xúc phạm”. Việc bạn chụp một bức ảnh đời thường cũng giống như việc bạn đang đưa ra bình luận về cuộc sống như các nhà báo vậy. Và chính điều này khiến cho bạn có trách nhiệm, một trách nhiệm tốt.

    Nhiếp ảnh đời thường dễ. Và nó khó nữa.

    Nó dễ bởi vì bạn sẽ tìm thấy chủ đề ở mọi nơi. Bạn không cần phải đến một nơi nào nó khác lạ, xa xăm. Chính những điều bình thường, những sự vật sự việc hàng ngày là chủ đề của bạn. Nó khó bời vì cái ranh giới giữa chụp ảnh đời thường và chụp ngẫu nhiên (snapshots) là rất mong manh. Những người chụp ảnh ngẫu nhiên (snap shooters) ghi lại hình ảnh, nhưng không chụp ảnh. Họ chỉ việc chĩa ống kính để mọi chỗ mà họ nhận ra rồi nhấn nút chụp. Như vậy, phương tiện hay máy ảnh không có ý nghĩa gì đối với thể loại này. Một người chụp ảnh ngẫu nhiên dù có sử dụng một chiếc Leica, thì vẫn là một người chụp ảnh ngẫu nhiên.

    Ảnh đời thường khác hẳn. Những bức ảnh đã được chụp trong đầu người chụp (vài giây hoặc vài phần nghìn giây) từ trước khi nó bấm cò chụp. Ảnh đời thường là về “nhìn thấy và phản ứng”. Điều này khá gần đến cốt lõi của vấn đề. “Nhìn” là một phần rất rất quan trọng. Ánh sáng, đường nét, for và background, chuyển động, sự vật và con người trong mối quan hệ tương tác nhau một lúc. Nếu bạn không thể “nhìn” được những khoảnh khắc đó, không cảm nhận được, không sống trong nó, kể cả những lúc có hay không có máy ảnh, thì nhiếp ảnh đời thường có thể không thích hợp với bạn. Phần “phản ứng” còn lại chỉ là “khéo tay” hay không thôi.

    Mặc dù nhiếp ảnh là một ‘ma thuật”, bạn vẫn có thể luyện tập để có một con mắt tốt. Nhưng đừng bao giờ cố gắng để trở thành một người khác. Không thành Henri Cartier Bresson (HCB) hay Eugene Atget hay Martin Parr hay Lee Friedlander hoặc Rainer Pawellek hay Chris Weeks. Thần tượng một ai đó là điều rất tốt. Hãy học từ họ, nhưng đừng bắt chước. Hãy là chính bạn. Khi bạn đi săn ảnh trên đường, bạn chính là bạn, chỉ bạn mới có cảm giác và cảm xúc thôi. Bạn tiếp xúc với mọi người, mọi người tiếp xúc với bạn. Đây chính là điều làm cho những bức ảnh đặc biệt trở nên thực sự đặc biệt.

    Nếu bạn không cảm thấy tự tin ở nơi công cộng, thì bạn là người hơi tự kỷ, nhiếp ảnh đời thường có lẽ không hợp với bạn. Nếu bạn nghĩ rằng sử dụng một lense 300mm để chụp ảnh đời thường, bạn đang MƠ. Hãy tiến gần lại, hãy trở thành một phần của sự kiện, người ta nhận ra bạn hay không để ý đến bạn, tất nhiên đừng hành động như một con “bò điên” làm phiền người khác.

    Nếu bạn vẫn còn phải mang quyển manual theo, hãy quay về cho đến khi bạn có thể bịt mắt vẫn sử dụng được chiếc máy của mình và/hoặc để máy ở tầm thắt lưng để chụp được. Nhưng nếu bạn có cảm giác chiếc máy ảnh là một phần sinh học của cơ thể bạn và chiếc lense như con mắt thứ 3 của mình, hãy đi chụp ảnh đi.

    HCB nói rằng: “Nhiếp ảnh gia như những con bướm. Họ rập rờn từ bức ảnh này sang bức ảnh khác”. Hãy là một con bướm đi.

    Michael.

    Một số tác phẩm của Michael





    Được sửa bởi Khot lúc 04:29 PM ngày 04-02-2009

  10. #10
    Tham gia
    10-05-2005
    Bài viết
    3,934
    Day 3: Matthew Craig – Mỹ

    Khái niệm “nắm bắt” được thời gian; lưu giữ những khoảnh khắc, các sắc thái tình cảm, hành động và ý nghĩa sẽ mãi mãi kích thích khả năng và trí tưởng tượng của con người. Nỗ lực tìm kiếm một cuộc sống vĩnh hằng vẫn chưa đem lại một kết quả gì, nhưng trong vòng hơn một thế kỷ qua, nhưng nhiếp ảnh gia đã có thể “gần” đạt được điều đó.

    Nhiếp ảnh gia là người có cơ hội duy nhất để lưu lại một khoảnh khắc, làm ngưng đọng thời gian, và đến cuối ngày, anh ta là người cầm trên tay những vật hữu hình có khả năng gợi lại những khoảnh khắc quý giá 1/15.,1/60 hay 1/125 một giây. Một người chụp ảnh thời trang sử dụng màu sắc, bố cục, vẻ duyên dáng, hay một trường phái thiết kế nào đó để tạo ra những tấm hình đặc trưng cho những nguyên tắc thẩm mỹ hợp thời đại và xu hướng của tương lai. Một phóng viên ảnh, cùng với những ống kính zoom dài và những chiếc máy ảnh bọc Magnesium Canon 1D Mark II, tạo ra những tấm ảnh có thể kể chuyện và báo cáo về con người và cảnh vật mà họ tiếp xúc. Trong khi cả 2 loại nhiếp ảnh trên đều hoạt động trong một giới hạn rộng về “nghệ thuật”, từng loại là có những mục đích khác nhau.

    Câu hỏi đặt ra rằng: mục đích của một street photographer là gì? Thực sự những tấm ảnh đường phố như vậy có ý nghĩa quan trọng gì đối với xã hội và nghệ thuật nhiếp ảnh ?

    Sự thật vẫn như vậy thôi, thế giới của chúng ta còn vô số những bức tấm hình đang chờ đợi để được tạo ra. Thách thức đối với một street photographer không phải là kiếm tìm cơ hội để chụp ảnh,… mà là bỏ qua chúng. Nói chung, nhiếp ảnh đường phố có tính truyền thống. Loại hình nghệ thuật này đã và đang được thể hiện bởi những người không thể tiến thêm một bước nào đó trước khi “bắt” một khoảnh khắc.

    Truyền thống này là ghi lại thế giới xung quanh ta, với mục đích chính để lưu lại những tính huống đặc trưng của cuộc sống, chứng minh rằng cuộc sống này thật đẹp và thú vị, chính là điều phân biệt nhiếp ảnh đường phố với các loại hình khác.

    Một street photographer đúng nghĩa, với chiếc Leica M trên tay và một cuộn phim Tri-x. Xét về độ cơ động... mang theo một chiếc máy D-SLR to đùng chính là “rào cản sắt” giữa bạn và đối tượng trong ảnh. Trong khi đó, một chiếc Leica chỉ là một cục kim loại lỳ lợm dài 6 inch và dầy 1 inch, lại có thể “phiên dịch ánh sáng” khác hẳn với các loại máy ảnh khác.

    Một street photographer khi đi quãng đường từ A đến B, không phải là một người khách bộ hành. Họ là người ghi lại thế giới xung quanh họ. Đây không phải là một việc bạn có thể “khởi đông” hay “dừng lại” để làm. Nhiếp ảnh đường phố là một hoạt đông luôn xảy ra 24h một ngày, 7 ngày 1 tuần, 365 ngày một năm. Không giống như những phóng viên ảnh luôn kiếm tìm những khoảnh khắc mang tính biểu tượng về một hành động hay khoảnh khắc, một street photographer dựa vào những gì chung nhất, thường nhật nhất diễn ra giữa con người với con người, diễn tả lại tình cảm của cuộc sống, từ một khu vực thành thị náo nhiệt đến một vùng ngoại ô bình lặng nào đó.

    Chỉ là một tia sáng long lanh trên má của một đứa trẻ đang vội vàng cố uống một ngụm từ một đài phun nước nào đó.

    Một khoảnh khắc “giải tỏa” (relief) đứng dậy của một người trên chuyến tàu Green Line sau một ngày dài làm việc.

    Một câu chuyện bâng quơ giữa một cậu bé và một người đàn ông đứng tuổi.


    Đó chính là những khoảnh khắc mà những street photograher lưu giữ, yêu thương. Những sự việc diễn ra giữa chúng ta; nhưng chi tiết nhỏ nhặt của cuộc sống thường nhật có thể trôi qua mà chẳng ai để ý – chính chúng “định nghĩa” cuộc sống của con người … và đó chính là vai trò của một street photograher phải tách những khoảnh khắc đó ra để cho mọi người biết rằng thế giới này đơn giản và đẹp đẽ biết bao.

    Matthew (~londn)
    Blog: http://asyouwere.wordpress.com/

    Một số ảnh của Matthew








Trang 1 / 8 123 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Những chủ đề tương tự

  1. [ Ghost photography ] Teen and street
    By ghostdriver in forum Ảnh chân dung
    Trả lời: 25
    Bài viết cuối: 09-03-2010, 02:00 PM
  2. Street Photography
    By street-eyes in forum Nhiếp ảnh cơ bản
    Trả lời: 36
    Bài viết cuối: 19-12-2007, 05:34 AM
  3. Street photography
    By Uyle in forum Film - Nghệ thuật sắp bị đánh mất
    Trả lời: 9
    Bài viết cuối: 18-09-2006, 10:49 AM
  4. E-book miễn phí về Street Photography
    By tuannm in forum Nhiếp ảnh cơ bản
    Trả lời: 16
    Bài viết cuối: 06-09-2006, 02:32 PM
  5. Behind the scene with Chris
    By hafoto in forum Ảnh chân dung
    Trả lời: 7
    Bài viết cuối: 03-05-2006, 03:57 PM

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •