Trang 12 / 43 Đầu tiênĐầu tiên ... 2101112131422 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 111 đến 120 / 424

Chủ đề: Kiến thức căn bản

  1. #111
    Tham gia
    08-04-2009
    Bài viết
    95
    Quote Được gửi bởi asahinguyen View Post

    Trước hết bạn sẽ tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến độ sáng của ảnh.

    Apeture
    (Độ mở ống kính)

    Độ mở ống kính là phần điều chỉnh cường độ ánh sáng đi qua ống kính. Chúng ta có thể hiểu phần này như là khả năng cho ánh sáng đi qua của ống kính. Cấu tạo bộ phận này bao gồm những lá mỏng ghép lại tạo ra khe hở dạng hình tròn có thể điều chỉnh được. Tương ứng với các độ mở ống kính ta có dãy trị số tiêu chuẩn 1 , 1.4 , 2 , 2.8 , 4 , 5.6 , 8 , 11 , 16 , 32 … các trị số này gọi là F-stop hay Khẩu độ. Tại mỗi F-stop ta có đường kính lỗ mở d tương đương f/1, f/1.4 , f/2 f/2.8 … và f chính là độ dài tiêu cự ống kính. Như vậy ta có thể thấy Khẩu độ càng lớn thì đường kính d càng nhỏ và ánh sáng đi qua ống kính càng ít. Và thêm một điều nữa là cùng một đường kính lỗ mở d nếu độ dài tiêu cự ống kính càng dài thì khẩu độ càng lớn.

    * Các bạn thường hay thắc mắc tại sao dãy trị số F-stop không phải là 1 ,2 ,3… mà là dãy bội số của căn bậc hai của 2. Trong kỹ thuật chụp ảnh, người ta chọn tiêu chuẩn điều chỉnh độ sáng với một khoảng cách là gấp đôi. Bạn có thể hiểu là khi bạn mở ống kính thêm một khẩu độ có nghĩa là lượng ánh sáng thu được sẽ tăng gấp hai lần. Muốn như thế diện tích lỗ mở phải tăng gấp đôi tương đương với đường kính tăng lên 1.4 lần. Đó là lý do tại sao ta có dãy trị số trên.
    Các bác cho mình hỏi là thuật ngữ KHÉP KHẨU là nhằm mục đích tăng ánh sáng qua ống kính đúng không ạ? Như vậy nó cũng ảnh hưởng đến DOF luôn đúng không?

  2. #112

    Hỏi thêm về Ev

    Quote Được gửi bởi asahinguyen View Post
    Exposure Value (Ev)

    ........
    Dưới đây là bảng giá trị Ev để các bạn tham khảo:



    Trong bảng trên, các giá trị Ev giống nhau sẽ nằm trên một đường chéo từ góc dưới bên trái sang góc trên bên phải. Ngay tại một Ev nào đó trong bảng, dóng thẳng sang bên trái và thẳng lên phía trên bạn sẽ tìm được một cặp Khẩu độ và tốc độ tương ứng. Nhìn trong bảng bạn sẽ thấy có nhiều cặp khẩu độ khác nhau cho cùng một Ev. Như vậy khi chọn khẩu độ và tốc độ khác nhau thì hình ảnh sẽ khác nhau như thế nào? Phần tiếp theo tôi sẽ trình bày về các yếu tố liên quan khi bạn chọn khẩu độ và tốc độ để có được bức ảnh như ý.
    Vậy các bác cho em hỏi thêm là Ev càng lớn thì ảnh sẽ càng tối phải không ?
    Ví dụ : em chụp ảnh với thông số Av = 5.6 và Tv = 1/30. Nhưng em thấy nó sáng quá (Ev=10).
    Nên em chuyển xuống Ev=11 (dùng Av= 8.0 và Tv=1/30) để tối hơn.

    Theo các bác em có nghĩ đúng vậy không ? Hay sao ?
    Có ai về mùa thu năm ấy
    Nhặt giùm tôi lá vàng rơi...

  3. #113
    Tham gia
    09-03-2005
    Location
    Tp.HCM
    Bài viết
    2,509
    Ev càng lớn là càng ... sáng bác ạh. Cùng một tốc độ thì Av 8.0 (Ev 11) sáng hơn Av 5.6 ( Ev 10) nên bác để F5.6 chụp hình sẽ dư sáng.Nếu hiểu đúng sẽ hiểu như vậy.
    asahi_nguyen@yahoo.com



    Face Book

  4. #114

    Lại thắc mắc :) tiếp

    Quote Được gửi bởi asahinguyen View Post
    Ev càng lớn là càng ... sáng bác ạh. Cùng một tốc độ thì Av 8.0 (Ev 11) sáng hơn Av 5.6 ( Ev 10) nên bác để F5.6 chụp hình sẽ dư sáng.Nếu hiểu đúng sẽ hiểu như vậy.
    Cho em hỏi thêm 1 tí nữa.
    Theo em cũng biết càng khép khẩu lại (vd : từ f5.6 --> f8.0) thì giãm lượng ánh sáng vào cảm biến --> tối đi (giãm sáng cho po ảnh).
    Nhưng theo như bác AsahiNguyen nói là Cùng một tốc độ thì Av 8.0 (Ev 11) sáng hơn Av 5.6 ( Ev 10) . Vậy có trái ngược không ạ ?

    Nếu đúng theo ý của bác AsahiNguyen thì trong ví dụ của em ở trên thì em phải chuyển từ f5.6 về f4 đúng không ạ ?

    Đang rất thắc mắc mong bác AsashiNguyen và các bác khác giải thích giúp em nhé.
    Có ai về mùa thu năm ấy
    Nhặt giùm tôi lá vàng rơi...

  5. #115
    Tham gia
    09-03-2005
    Location
    Tp.HCM
    Bài viết
    2,509
    Quote Được gửi bởi VetThoiGian View Post
    Cho em hỏi thêm 1 tí nữa.
    Nhưng theo như bác AsahiNguyen nói là Cùng một tốc độ thì Av 8.0 (Ev 11) sáng hơn Av 5.6 ( Ev 10) . Vậy có trái ngược không ạ ?

    Nếu đúng theo ý của bác AsahiNguyen thì trong ví dụ của em ở trên thì em phải chuyển từ f5.6 về f4 đúng không ạ ?

    Đang rất thắc mắc mong bác AsashiNguyen và các bác khác giải thích giúp em nhé.
    Đang nói cách tra trong cái bảng tra trên bạn cứ hiểu ra cách chụp bên ngoài. Nói lại lần nữa nhé Ev11 sáng hơn Ev10 nên bác phải chụp Ev11 là F8.0 còn Ev10 là F5.6 . Khi bạn chụp ở Ev10 ( F5.6) hình bị dư sáng bạn phải chuyển sang Ev11 ( F8.0) cho tối lại thì có phải trong cái bảng tra trên giá trị Ev11 sáng hơn Ev10 không ?
    Còn bác cứ cố hiểu Ev11 tối hơn Ev10 thì em chịu.
    asahi_nguyen@yahoo.com



    Face Book

  6. #116

    Hiểu rồi :)

    Quote Được gửi bởi asahinguyen View Post
    Đang nói cách tra trong cái bảng tra trên bạn cứ hiểu ra cách chụp bên ngoài. Nói lại lần nữa nhé Ev11 sáng hơn Ev10 nên bác phải chụp Ev11 là F8.0 còn Ev10 là F5.6 . Khi bạn chụp ở Ev10 ( F5.6) hình bị dư sáng bạn phải chuyển sang Ev11 ( F8.0) cho tối lại thì có phải trong cái bảng tra trên giá trị Ev11 sáng hơn Ev10 không ?
    Còn bác cứ cố hiểu Ev11 tối hơn Ev10 thì em chịu.
    Bác asahinguyen thông cảm. Do em đang ngâm cứu bản EV để áp dụng thực tế. Nên em hay liên hệ giữa khái niệm bản EV và các khái niệm khác về khẩu độ, tốc độ.
    Thấy nó hơi ngược ngược thôi.

    Chắc do em chưa áp dụng nhiều bản EV trong thực tế nên hơi lằng nhằng.

    Tóm lại câu trả lời cho câu hỏi của em là : Chỉ số EV càng lớn thì càng sáng :11:
    Thanks bác nhé
    Có ai về mùa thu năm ấy
    Nhặt giùm tôi lá vàng rơi...

  7. #117
    Tham gia
    15-03-2010
    Bài viết
    2
    *Dùng để giảm tốc độ chụp

    Trong nhiều trường hợp chụp cảnh động chúng ta phải chụp với tốc độ màn chập chậm hơn bình thường để tạo hiệu quả chuyển động trên hình ảnh ( motion blur). Ảnh minh họa dưới đây chụp ở chế độ Av ( tốc độ chụp tự động). Chọn khẩu độ ở f2.8 (tốc độ chụp chậm nhất) mà hình ảnh vẫn còn bị bắt đứng do ánh sáng quá mạnh. Để tốc độ chụp có thể chậm hơn ta dùng đến kính lọc ND. So với không dùng kính lọc ND thì dùng kính lọc ND4 có tốc độ chụp bằng 1/4 và kính lọc ND8 có tốc độ chụp bằng 1/8.



    Một đặc điểm nữa của kính lọc ND là bạn có thể ghép nhiều kính chồng lên nhau. Ví dụ kính ND4 + ND8 sẽ giảm cường độ ánh sáng 2+3= 5 f-stop

    *Dùng để tăng độ mở ống kính.

    Tác dụng chính của kính lọc ND là làm giảm cường độ ánh sáng đi vào ống kính.Và điều này có thể giúp chúng ta mở rộng ống kính với cùng mộ tốc độ chụp như nhau. Có nghĩa là bạn sẽ thay đổi được khoảng cách của vùng ảnh rõ (DOF). Trong các hình minh họa dưới đây dược chụp ở chế độ Tv, tốc độ chụp là 30. Hình đầu tiên bên trái không dùng kính lọc nên hiệu quả xóa phông chưa cao. Hai hình bên phải dùng thêm kính lọc ND4 và ND8 nên độ mở ống kính tăng 2 và 3 f-stop. Kết quả là khoảng ảnh rõ thu hẹp lại và chủ đề nổi bật hơn trên phông nền bị xóa mờ. Trong trường hợp ánh sáng quá gắt cũng có thể dùng hai kính lọc ND ghép với nhau để ống kính có thể mở rộng hơn.

    Chào bác Asahinguyen,
    Theo em hiểu thì chế độ Av (ưu tiên khẩu độ) được chọn để kiểm soát vùng ảnh rõ DOF, còn chế độ Tv (ưu tiên tốc độ) được chọn khi chụp ảnh động để tạo hiệu quả động cho ảnh.
    Tuy nhiên, theo 2 ví dụ trên thì chế độ Av và Tv được chọn ngược lại.
    Bác cho em hỏi tại sao lại phải chọn như vậy?

    Thank bác!

  8. #118
    Tham gia
    09-03-2005
    Location
    Tp.HCM
    Bài viết
    2,509
    Trên đây là ví dụ ứng dụng kính lọc ND.

    Thông thường thì mở khẩu to hơn tốc độ sẽ tăng. Ở ví dụ 1 người chụp muốn chụp Av để kiểm soát khẩu độ ở độ mở lớn và dùng thêm ND filter để giảm tốc độ chụp. Như vậy người chụp đạt được mục đích là vừa mở khẩu lớn vừa chụp chậm hơn.

    Ngược lại nếu bạn giảm tốc độ chụp thì yếu tố còn lại là độ mở ống kính cũng sẽ thu hẹp lại .Ở ví dụ 2 người chụp dùng Tv để kiểm soát tốc độ chụp chậm và dùng ND filter để tăng độ mở ống kính. Kết quả là có thể giảm tốc độ chụp nhưng khẩu độ vẫn mở lớn.

    Hai ví dụ trên chỉ là minh họa cho hiệu quả khi chụp có kính lọc ND.
    asahi_nguyen@yahoo.com



    Face Book

  9. #119
    Tham gia
    15-03-2010
    Bài viết
    2
    Em hiểu rồi, cảm ơn bác Asahinguyen!

  10. #120
    Tham gia
    07-01-2010
    Bài viết
    147
    Quote Được gửi bởi asahinguyen View Post
    Các chế độ chụp căn bản

    Trên máy SLR hiện nay đều được hỗ trợ bằng các thiết bị điện tử. Thông thường trên các máy sẽ có 4 chế độ căn bản sau đây:

    1.Manual: (Thủ công)

    Các thông số chụp khẩu độ và tốc độ sẽ chọn hoàn toàn bằng thủ công. Đôi khi bạn cố ý muốn chụp một bức ảnh với các thông số khác biệt dạng như dư sáng overexposure hay thiếu sáng (underexoposure) … bạn sẽ phải chọn chế độ chụp này. Ký hiệu trên máy: M 

    2.Progaram: (Tự động hoàn toàn)

    Hai thông số tốc độ và khẩu độ sẽ do máy hoàn toàn tự chọn. Công việc còn lại của bạn là lấy nét và chụp. Ký hiệu trên máy: P

    3.Aperture-Priority ( Chọn khẩu độ _ Tốc độ chụp tự động)

    Chế độ này người chụp sẽ chọn khẩu độ và tốc độ chụp sẽ do máy tự động đưa ra. Chế độ này thường được chọn để kiểm soát vùng ảnh rõ DOF. Tuy nhiên cần lưu ý khi ánh sáng thiếu việc chọn độ mở ống kính bé có thể làm tốc độ chụp giảm thấp khiến ảnh bị run tay. Ký hiệu trên máy A hay Av

    4.Shutter speed- Priority ( Chọn tốc độ chụp _ Khẩu độ do máy tự chọn)

    Chế độ này người chụp sẽ chọn trước tốc độ chụp, máy sẽ tự động chọn khẩu độ tương ứng. Chế độ này thường được chọn khi chụp ảnh động nhằm kiểm soát hiệu quả tạo động trên ảnh. Ký hiệu trên máy S hay Tv

    Trên đây là các chế độ căn bản. Các nhà sản xuất còn thiết kế các chế độ tự động khác như chụp thể thao, chụp phong cảnh, chụp chân dung… thì các bạn sẽ xem trong hướng dẫn đi kèm theo máy.
    Quote Được gửi bởi Win View Post
    Sự thắc mắc giữa M, A, S, P của em đã dc giải đáp hichic...ngàn lần cám ơn
    Cái mode P của máy, em xin góp ý thêm tí (theo cái D90 của em, máy khác chắc cũng vậy), cái này là lúc chụp đầu tiên máy nó chọn cho mình A và S nào đó mà nó thấy là hợp lý nhất, sau đó mình có thể chỉnh để tăng A chẳng hạn và nó giảm S tương ứng và ngược lại, lúc đó trên cái LCD của nó sẽ hiện chữ P* (flexible program). Cái này nó khác mode A và S ở chỗ: A và S nó cho mình chọn trong toàn bộ khả năng của máy và len, kể cả trường hợp thông số còn lại không đáp ứng được còn P thì nó không cho làm việc đó (đoạn này em viết hơi tối nghĩa, các bác thông cảm)

Trang 12 / 43 Đầu tiênĐầu tiên ... 2101112131422 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Những chủ đề tương tự

  1. Căn bản thực hành
    By asahinguyen in forum Nhiếp ảnh cơ bản
    Trả lời: 442
    Bài viết cuối: 23-11-2016, 11:29 PM
  2. Mở lớp căn bản và nâng cao PS
    By DTD145 in forum Nhóm VNPhoto.net tại Hà Nội và miền Bắc
    Trả lời: 125
    Bài viết cuối: 22-12-2011, 12:41 PM
  3. Sách và web căn bản và nâng cao
    By pro in forum Nhiếp ảnh cơ bản
    Trả lời: 55
    Bài viết cuối: 08-12-2011, 11:36 PM
  4. Làm sao chụp hình nét căn với Ca 40d & F1.8
    By toan in forum Nhiếp ảnh cơ bản
    Trả lời: 26
    Bài viết cuối: 28-07-2011, 03:05 PM
  5. Bông - Bên căn nhà cổ
    By phanthanh2k4 in forum Ảnh chân dung
    Trả lời: 9
    Bài viết cuối: 18-06-2009, 01:40 PM

Tags for this Thread

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •