Trang 2 / 15 Đầu tiênĐầu tiên 123412 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 11 đến 20 / 150

Chủ đề: Đo sáng

  1. #11
    Tham gia
    25-03-2007
    Bài viết
    1,363
    Quote Được gửi bởi Thaison67 View Post
    Bác có thể nói rõ hơn về cách đo bằng lòng bàn tay được không , em chưa hiểu Tks.
    Chuyển máy qua chế độ chỉnh tay ( manual). Đưa bàn tay trước ống kính căn đo ánh sáng, như khi ta muốn chụp lòng bàn tay vậy, giữ lấy những con số này làm gốc, rồi ..canh nét chụp khung hình bạn muốn.

    Với máy KTS đừng quên Cân bằng trắng (White balance).

  2. #12
    Tham gia
    12-03-2007
    Bài viết
    99
    Bác nào biết cho hỏi thêm, cân bằng sáng và cân white balance khác nhau thế nào ? Tôi cứ hiểu nôm na là : white banlane là cân bằng về màu sắc, để có được màu trung thực và theo ý muốn của người chụp . Còn cân sáng là xác định các thông số về tiêu cự, khẩu độ, tốc độ, ISO để sao cho ảnh đủ sáng tại thời điểm chụp ? Nhưng làm như thế nào để được như vậy thì tôi chịu thua, chưa biết cách .
    Bác nào biết chỉ giúp !

  3. #13
    Tham gia
    23-03-2008
    Location
    Hà Nội
    Bài viết
    52
    đúng ah, những newbie rất cần các cao thủ chỉ giáo những cái như vầy. . . mong giúp đỡ . . . !
    D90 + Kit 18-105 + Fix 50 1.8G... Đời còn dài...

    Smile while u still got teeth

  4. #14
    Tham gia
    26-08-2007
    Location
    HCM
    Bài viết
    2,784


    Em cũng là new-bie, có vọc vạch một ít kiến thức chắp vá, xin đóng góp để cùng chia sẻ ạ.

    Đo sáng là một việc phức tạp, để đảm bảo cho bức hình được phơi sáng đúng (correct exposure).

    Có 2 cách đo sáng:
    - đo sáng trực tiếp đối tượng được chụp bằng thiết bị đo sáng (cái này bán rời à nha, hundreds bucks !!!!)
    - đo sáng trên máy ảnh (nhờ vào lượng ánh sáng phản xạ từ chủ thể định chụp đi vào ống kính, không thể chính xác bằng phương pháp trực tiếp, tuy nhiên không phải mua thêm thiết bị đo, và nói chung thì đủ dùng trong tất cả các trường hợp)

    Khi đo sáng đúng, khẩu (f-stop hay là aperture value - Av) và tốc (shutter speed, hay là time value - Tv) sẽ được phối hợp để cho một lượng ánh sáng vừa đủ đi lên phim hay sensor, đảm bảo bức hình được phơi sáng chuẩn xác.

    Av và Tv tỷ lệ nghịch với nhau:
    Cùng một mức ánh sáng thì {khẩu mở lớn-thời gian chụp ngắn} và ngược lại. Tuy nhiên Av còn ảnh hưởng đến độ sâu trường ảnh (DOF) nên khi ưu tiên Av phải tính đến yếu tố này

    Một yếu tố nữa ảnh hưởng đến đo sáng là ISO speed (độ nhạy của phim). ISO càng cao thì càng nhạy sáng nên khi tăng ISO thì có thể giảm thời gian chụp mà ảnh vẫn sáng như vậy.


    Tiếp theo là các phương pháp đo sáng của máy ảnh số. Cái này được lập trình trong con vi xử lý của thân máy số, dựa vào lượng ánh sáng thu được từ ống kính và các yếu tố liên quan để trả ra kết quả phù hơp là Av và Tv cho từng cú bấm máy.
    Được sửa bởi Newbie_SG lúc 06:51 PM ngày 02-04-2008

  5. #15
    Tham gia
    26-08-2007
    Location
    HCM
    Bài viết
    2,784
    Phương pháp 1: Đo sáng toàn khung hình (Evaluative Metering hoặc Matrix Metering).

    Đây là phương pháp đo sáng phổ biến nhất, gần như ngầm định trên hầu hết máy ảnh, đặc biệt là máy PnS.

    Lúc này vi xử lý nhận toàn bộ thông tin về ánh sáng của frame hình mà ống kính thu được, rồi căn cứ đến các yếu tố liên quan như
    (Av + ISO) để tính ra Tv
    (Tv + ISO) để tính ra Av
    hoặc là tự tính tất cả 3 yếu tố này (nếu các bác dùng Full Auto)


    Nó sẽ cho ra một "loạt giá trị" (mà theo nó là ổn nhất) để có một bức hình phơi sáng đúng tại hầu hết mọi điểm của frame hình. Không có chỗ bị cháy, không có chỗ bị đen, tóm lại là sáng đều đều cả khung hình trong khoảng giữa các mức thang xám từ 0-255

    Đại khái nó sẽ cho ra một bức hình có histogram kiểu như hình dưới, không có cột giá trị sát biên trái (vùng quá tối, gray level = 0) và cột sát biên phải (vùng quá sáng, gần như trắng toát, gray level = 255)



    Toàn bộ khung hình được đo sáng/ phơi sáng đúng theo tính toán, chưa chắc ảnh đã đạt. Đặc biệt là trong những tình huống có tương phản ánh sáng quá lớn giữa các thành phần của bức hình

    Ví dụ: khi bác chụp hình một người trên đỉnh đồi cát, lúc trời nắng. Trong toàn bộ frame hình của các bác sẽ có 3 vùng sáng khác nhau: vùng cát (sáng vừa), thân người (có thể hơi tối do quần áo sẫm màu), và bầu trời rất sáng

    Kết quả của Evaluative Metering (hay matrix) sẽ cho các bác một {bức hình người + phong cảnh}, không cháy, nhưng phần người thì tối thui.

    Lý do: toàn khung hình được phơi sáng đúng, trong đó phần bầu trời & phần cát chiếm số pixels lớn hơn rất nhiều so với phần người, nên nếu đúng sáng cho các phần đó thì người hơi tối một chút. ===> không đạt yêu cầu của bức hình

    Em đang tìm hình minh hoạ cho khúc này, các bác chịu khó chờ tý nhé.

    Hình đây rồi (hí hí tìm thấy vô số ảnh thuộc bản quyền của mình bị rơi vào tình trạng này hồi cuối 2007 tác nghiệp bằng Canon S5IS - Evaluative Metering)


    Phần khung cảnh ngoài trời nắng chói chang, trong nhà thì tối, vì thế sau khi vi xử lý tối tân Digic III của S5IS tính xong Evaluative value cho toàn khung hình, thì nó ra thế đấy. Mục đích là chụp người, mà người thì tối thui à. (Hình này em chụp trước khi vào vnphoto.net khoảng 1 tháng, lúc đó thì chả biết quái gì, point-and-shoot đúng nghĩa lun)




    Đây là những tấm hình đầu tiên chụp với dSLR (hồi tháng 2/2008, sau khi được giáo dục một ít về súng ống và rơi vào tình trạng "thủ d*m thiết bị" - theo anh Ken Rockwell phân loại he he),
    EVAL METERING, vì phần trời quá sáng nên máy bù lại (cho khỏi cháy), làm dãy nhà tối thui. He He He

    Tóm lại, ta sẽ dùng Evaluative Metering trong trường hợp toàn bộ khung hình có độ sáng tương đương nhau, không có các vùng sáng/tối quá tương phản, và mục đích chụp hình của ta là lấy tốt tất cả các vùng sáng trong khung hình.
    Em học của thầy hafoto rằng "khi chụp chân dung mà có background đẹp thì dùng Evaluative Metering"




    Trong các post sau, em sẽ viết tiếp về các phương pháp đo sáng khác trên thân máy. Bi giờ lo cày đã, sếp la chết
    Được sửa bởi Newbie_SG lúc 06:04 PM ngày 02-04-2008

  6. #16
    Tham gia
    01-10-2007
    Bài viết
    416
    Bài viết của bác Newbie_SG đang trong hồi "Gay cấn" đây, rất hay, rất cụ thể và bổ ích. Thank bác nhìu!!! Chờ theo dõi tiếp đây, mong bác có dư nhiệt tình để các newbie còn được nhờ!

  7. #17
    Tham gia
    26-08-2007
    Location
    HCM
    Bài viết
    2,784
    Khi Đo sáng toàn khung hình, [tức là tính giá trị phơi sáng tương đối, sao cho đa số các pixel trong khuôn hình không bị rơi vào vùng đen (level=0) và vùng cháy (level=255)],
    không thể giải quyết được mục đích chụp ảnh của người chụp, hoặc không phù hợp với tình huống chụp, người ta sẽ cần đến các phương pháp đo sáng khác.

    Phương pháp đo sáng 2: Đo sáng phần (Partial Metering)


    Khi sử dụng cách này, chip vi xử lý chỉ quan tâm đến thông số ánh sáng xung quanh điểm đo (theo vài tài liệu thì nó lấy khoảng 12-15% khung hình, quanh điểm đo) để tính toán ra kết quả Av hoặc Tv phù hợp, sao cho vùng được đo sáng sẽ được phơi (exposure) tối ưu.

    Lúc này, các phần còn lại sẽ không được tính đến, vì thế chúng có thể bị cháy hoặc bị đen. Nhưng kết quả cuối cùng thì lại đáp ứng được mục đích của người chụp

    Ví dụ: khi các bác chụp một người mặc quần áo tối, trong vùng tranh tối tranh sáng, và mục đích của các bác là chụp đủ sáng cho khuôn mặt. Sử dụng partial metering sẽ giúp các bác lấy đúng sáng cho mục tiêu chụp (là cái mặt), còn các phần xung quanh tối thui (anyway, who care about this?)

    Lại phải đi tìm hình ảnh minh hoạ cho vụ này, các bác chờ em tý nhé


    Trong ví dụ này, cái em quan tâm là mặt của "gấu nhà" phải đúng sáng,
    vì thế em chả thèm care xem xung quanh cháy blown out thế nào,
    miễn mặt mẫu đúng sáng là được, nên em dùng partial metering



    Em không có hình minh hoạ chuẩn, nên chôm tạm 1 cái trên flickr, kính mong tác giả tha thứ vì mục đích học tập
    Trong ví dụ này, tác giả đã dùng partial metering đo sáng đúng cho bầu trời, và không quan tâm đến phần còn lại (để nhằm mục đích gì đó), nên cái khối bên dưới bị tối thui, chả còn chi tiết gì, tuy nhiên, đó là ảnh đạt (ít nhất là cho ví dụ về Partial Metering, hi hi), chứ không phải ảnh hỏng, như mấy cái hình ở bài trên (Evaluate Metering) của em





    Ảnh này em chụp hỏng, vì chĩa lấy nét và đo sáng Partial vào vùng lá xanh.
    Kết quả: lá xanh đúng sáng, lên chi tiết, nhưng hoa trắng và hoa tím cháy hết luôn



    Đây là em đo sáng đúng mặt chú chó Cocker, lên chi tiết mắt mũi lông lá đầy đủ, các phần khác em không quan tâm nên mặt của bà chủ bị cháy nhiều chỗ. Anyway, mục đích là em chụp "chân dung chó" nên thấy cũng không sao lắm



    Em thở một lúc, rồi sẽ lượm lặt thêm về mấy cách đo sáng còn lại ở posts tiếp theo. Em viết hoàn toàn theo hiểu biết của em, nếu có gì sai sót xin các oldbie và các cao thủ chỉ giáo thêm cho tụi em với nhé!!!
    Được sửa bởi Newbie_SG lúc 06:32 PM ngày 02-04-2008

  8. #18
    Bác minh hoạ thêm mấy cái biểu tượng trên máy ảnh cho nó sinh động, evaluative. partial, centerweighted averange...
    Nokia 6120 classic 2.0Mp


  9. #19
    Tham gia
    26-08-2007
    Location
    HCM
    Bài viết
    2,784
    Quote Được gửi bởi oabel View Post
    Bác minh hoạ thêm mấy cái biểu tượng trên máy ảnh cho nó sinh động, evaluative. partial, centerweighted averange...

    Đã nhặt mấy biểu tượng đó vào bài theo y/c của oabel

  10. #20
    Tiếp đi bác, còn vài kiểu đo sáng nữa mà.Thanks bác!
    Nokia 6120 classic 2.0Mp


Trang 2 / 15 Đầu tiênĐầu tiên 123412 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •