Trang 2 / 6 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 11 đến 20 / 57

Chủ đề: Nhiếp ảnh từ a-z

  1. #11
    Tham gia
    06-12-2008
    Bài viết
    579
    Tiếp theo cho những ai cần!

    Các chế độ đo sáng
    Metering Modes: Evaluative, centre-weighted average, Spot (centre or linked to focusing frame) *
    Tạm dịch theo tiếng Việt là Đo sáng phức hợp hay Đa điểm/ Đo sáng Trung tâm/ Đo sáng Điểm. Mỗi chức năng này sẽ cho một hiệu quả khác nhau khi chụp ảnh.

    - Đo sáng phức hợp (Tôi ưa dùng thuật ngữ này vì trong trường hợp máy ảnh có tính đến cả cự ly tới chủ thể nữa thì không thể chỉ gọi đơn giản là Đo sáng Đa điểm được): như bạn đã có thể thấy trong phần giải thích của Canon, kỹ thuật này dựa trên kết quả đo sáng của toàn bộ hình ảnh mà bạn đã khuôn hình (rất nổi tiếng với cách phân chia hình ảnh ra thành 256 vùng khác nhau) sau đó máy ảnh tính toán và so sánh kết quả với các trường hợp đã được tính toán sẵn từ trước và cho một kết quả (theo nhà chế tạo) là tối ưu cho từng trường hợp. Cách đo sáng này rất hiệu quả khi ánh sáng cân bằng giữa chủ thể và phông nền thế nhưng nó lại không cho được kết quả chính xác khi có độ tương phản lớn hay chủ thể có bề mặt kém phản xạ (hoặc ngược lại) ánh sáng. Khi chụp ảnh sinh hoạt gia đình hay trong các trường hợp ánh sáng dịu đều thì bạn nên sử dụng cách đo sáng này.

    - Đo sáng Trung tâm: kỹ thuật này dựa trên kết quả tính toán về đo sáng của phần hình ảnh ở trung tâm khuôn hình mà không quan tâm đến ánh sáng ở viền ảnh. Nó có ích khi bạn biết chính xác vùng ảnh nào mình muốn ưu tiên ánh sáng. Thường thì kỹ thuật này được dùng rất hiệu quả khi bạn kết hợp với hiệu chỉnh thêm ảnh sáng "Exposure Compensation" mà Tôi sẽ nói tới ở phía dưới đây.

    - Đo sáng Điểm: đây là một kỹ thuật rất khó sử dụng với những ai chưa có nhiều kinh nghiệm về chụp ảnh. Nó cho phép bạn đo sáng chính xác một phần diện tích nhỏ của tấm ảnh (thường là bằng luôn phần diện tích của điểm tiêu cự tự động AF trong khuôn ngắm). Lý thuyết của nó rất đơn giản: nếu như ánh sáng tại một điểm là chính xác thì các điểm còn lại cũng sẽ chính xác. Nhưng bạn nên nhớ rằng chọn điểm đo sáng "Spot" đúng lại đòi hỏi rất nhiều kinh nghiệm thực hành đấy nhé.

    - Hiệu chỉnh kết quả đo sáng: "Exposure Compensation" ** là một trong những kỹ thuật quan trọng mà bạn cần nắm bắt để có được một tấm ảnh đẹp đơn giản vì ánh sáng luôn thay đổi và mỗi tình huống một khác. Nguyên tắc căn bản của nó là: bạn nhìn thấy tấm ảnh của mình chụp "Sáng" hay "Tối"?
    Nếu ta gọi kết quả đo sáng bằng chế độ tự động của máy ảnh là Ev (Exposure Value) thì bạn hãy xem sơ đồ dưới đây:

    -3Ev, -2Ev, -1Ev, Ev, +1Ev, +2Ev, +3Ev

    Thuật ngữ chuyên môn gọi nó là "The Zone System" nhưng ta hãy tạm quên nó đi nhé. NTL không muốn bạn rơi vào ma trận của những điều chưa cần thiết vào lúc này. Bạn có thể hình dung rất đơn giản: từ trị số Ev ban đầu, nếu bạn tiến về phía bên phải +3Ev thì hình ảnh của bạn sẽ hoàn toàn trắng xoá, nếu bạn tiến về phía bên trái -3Ev thì hình ảnh của bạn sẽ đen tuyệt đối.

    Vậy ta có thể áp dụng nó như thế nào trong thực tế? - Trong một ngày trời nắng và bạn muốn tấm ảnh của mình chụp có độ tương phản cao thì nên hiệu chỉnh Ev về phía trị số (-) âm. Cách hiệu chỉnh này cũng sẽ làm tăng độ bão hoà của mầu sắc, nghĩa là mầu trong ảnh của bạn sẽ thắm hơn, rực rỡ hơn. Khi bạn chụp đèn Flash "Fill-in" ngoài trời thì việc hiệu chỉnh -Ev sẽ làm nổi bật chủ thể rất đẹp.
    - Khi bạn chụp ảnh một ai đó trong bóng râm mà hậu cảnh là trời nắng chẳng hạn thì nếu như cự ly xa hơn tầm phủ của đèn flash "fill-in" thì cách tăng trị số (+) dương của Ev sẽ giúp bạn thể hiện chủ thể rõ ràng (nhưng hậu cảnh sẽ bị thừa sáng đấy nhé, hay nói một cách khác là bạn đã tăng trị số +Ev cho hậu cảnh). Đó hoàn toàn chỉ là một ví dụ để bạn có thể hiểu dễ dàng việc hiệu chỉnh kết quả đo sáng mà thôi, bản thân nó không phải là một giải pháp hiệu quả nhất khi chụp ảnh.
    - Ngoài ra thì kỹ thuật hiệu chỉnh Ev này còn giúp bạn tránh được những "bẫy" ánh sáng mà ta vẫn thường xuyên gặp khi chụp ảnh. Ví dụ: hầu hết các máy ảnh đo sáng dựa trên số phần trăm (%) phản xạ của ánh sáng từ chủ thể (quy ước là 18% tương đương với ánh sáng đúng) thế nhưng nếu bạn chụp một cánh rừng xanh nhiệt đới thì độ phản xạ này nhỏ hơn 18% tiêu chuẩn và máy ảnh tự động tăng thêm khẩu độ ánh sáng nhằm cân bằng bức ảnh của bạn, vô tình tấm ảnh của bạn bị thừa sáng "Over-exposure" *** Còn trong trường hợp bạn chụp ảnh một cảnh tuyết rơi mà mầu trắng của tuyết phản xạ ánh sáng lớn hơn 18% thì máy ảnh lại tìm cách giảm bớt khẩu độ ánh sáng "F-stop" **** và như thế tấm ảnh của bạn bị thiếu sáng "Under-exposure" ***
    Trong trường hợp thứ nhất bạn cần hiệu chỉnh Ev về trị số (-) âm và trong trường hợp thứ hai bạn cần hiệu chỉnh Ev về trị số (+) dương.

    Tôi hy vọng với bài viết ngắn gọn này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về một trong những kỹ thuật căn bản nhất của máy ảnh. Nó được áp dụng cho tất cả các loại máy ảnh hiện hành. Nếu bạn thấy có phần nào chưa rõ ràng và chính xác thì phản ánh lại với mình nhé.

  2. #12
    Tham gia
    06-12-2008
    Bài viết
    579
    Mỗi ngày em up lên một ít các bác cố gắng đọc từ từ ạ!

    Nguyên tắc chụp ảnh
    Theo một gợi ý rất thú vị của bạn Nguyễn Việt, DK thử đưa ra một nguyên tắc chung bao gồm nhiều bước căn bản để đảm bảo việc thành công trong thao tác chụp ảnh thông thường.

    1. Kiểm tra hiện trạng máy móc
    Việc làm này rất đơn giản nhưng hầu như tất cả đều bỏ qua cho đến khi có sự cố về chất lượng hình ảnh hay trục trặc kỹ thuật. Vì thế trước mỗi lần đi chụp ảnh bạn hãy kiểm tra lại các chi tiết sau:
    - Ống kính máy ảnh: bề mặt ngoài cùng của ống kính phải sạch, không có bụi, vết tay, vết nước...Bạn nên thử zoom vài lần xem có vấn đề gì không?
    - Pin: bạn đã sạc pin chưa? hoặc bạn đã có thêm pin dự trữ...
    - Thẻ nhớ: bạn cần biết chắc chắn chiếc thẻ nhớ mang theo hoạt động tốt với thân máy ảnh của mình. Tổng dung lượng của các thẻ nhớ tính toán cho một chuyến đi cũng rất quan trọng.
    - Bạn nhớ tắt máy sau khi đã kiểm tra xong.
    2. Kiểm tra các thông số kỹ thuật của máy

    Đây chính là một trong những nguyên nhân làm xấu ảnh của bạn khi chụp nhầm WB hay dùng ISO cao vào lúc không cần thiết...Vậy thì ta chỉ cần để 30 giây để tiến hành thao tác sau đây:
    - Kiểm tra lại chế độ cân bằng trắng WB
    - Kiểm tra lại giá trị ISO: bạn nên dùng ISO bé nhất khi có thể
    - Kiểm tra lại kích thước ảnh/chất lượng ảnh: Tôi khuyên bạn nên dùng kích thước lớn nhất cùng chất lượng cao nhất để dễ thao tác thêm về sau nếu cần.
    - Kiểm tra lại các chế độ hỗ trợ như tăng độ sắc nét, độ tương phản, làm rực rỡ mầu sắc...: Tôi khuyên bạn không nên dùng, nếu có thể, vì chúng chỉ làm cho ảnh của bạn...kém hơn mà thôi.

    3. Thiết định các thông số kỹ thuật chụp ảnh
    Với các loại máy dCam & BCam cho phép lựa chọn "mode" chụp ảnh thì bạn nên sử dụng. Với các loại máy ảnh tự động 100% với các modes mặc định thì bạn nên chọn đúng "mode" cần thiết cho tấm ảnh của mình.

    - Chọn chế độ chụp ảnh tuỳ theo nhu cầu thực tế: Av hay Tv...
    - Chọn chế độ đo sáng: nếu máy của bạn có khả năng đo sáng điểm "spot" thì bạn cần chú ý không sử dụng nó cho các thể loại ảnh nói chung vì spot đòi hỏi một kinh nghiệm sử dụng nhất định. Thông thường bạn có thể chọn đo sáng trung tâm hay đo sáng phức hợp.
    - Chọn chế độ canh nét: có 2 loại canh nét là AF-S cho các chủ thể cố định và AF-C cho các chủ thể chuyển động. Nếu máy của bạn cho phép lựa chọn chế độ AF/MF thì bạn nên kiểm tra xem máy của mình có ở AF không nhé.


    - Chọn chế độ đèn flash/chống mắt đỏ: thông thường bạn không cần sử dụng chế độ chống mắt đỏ trừ trường hợp chụp ảnh trong đêm tối. Bạn nên chủ động tắt hay bật đèn flash chứ không nên để ở chế độ "Auto".
    - Kiểm tra lại chức năng hiệu chỉnh Ev xem nó có ở vị trí "0"? Bạn chỉ nên sử dụng chức năng này khi thật sự nắm vững nó.

    4. Chụp ảnh
    Có vẻ như ai cũng biết nhưng thực tế cho thấy rằng không phải ai cũng thao tác đúng việc canh nét và đo sáng. Bạn có thể đọc lại bài viết phía trên về thao tác canh nét. Một điều đơn giản cần nhớ là bạn chỉ bấm máy sau khi đã có đèn hiệu mầu xanh xuất hiện cùng tiếng "bip" nhỏ.

    Chúc thành công và có nhiều ảnh đẹp!

  3. #13
    Tham gia
    06-12-2008
    Bài viết
    579
    Em đã lưu ý từ đầu nhé các bác: Đây chỉ là tài liệu tham khảo em tích góp trong nhiều năm và một phần kiến thức của em có được trong nghề. Nếu bác nào thấy chổ nào cần bổ sung thêm vui lòng chỉ giáo thêm giùm em ạ! Em mong muốn mọi người cùng nhau chia sẽ kiến thức.

    Tốc độ chụp ảnh
    Ta đã nói về độ nét sâu của trường ảnh (hay DOF) và điều này có liên quan đến chế độ chụp ưu tiên khẩu độ mở của ống kính Av, bây giờ ta sẽ xem xét về tốc độ chụp của máy ảnh. Hẳn bạn đã không ít lần tự hỏi làm sao ta có thể chụp ảnh được dòng nước chảy mềm như dải lụa hay biến một tia nước thành một khối nước đá đẹp như một tác phẩm điêu khắc hay trong những tấm ảnh thể thao có phông hoàn toàn lu mờ với vệt chuyển động theo hướng di chuyển của chủ thể...Không có gì bí mật cả, chìa khoá nằm trong việc lựa chọn tốc độ chụp ảnh. Tôi sẽ cùng bạn tìm những tốc độ chụp ảnh cần thiết cho những trường hợp cụ thể nhé.

    Nếu như trước đây các chế độ chụp ảnh chuyên dụng (M, AV, Tv) chỉ dành riêng cho máy ảnh SLR, dSLR, BCam thì gần đây dòng máy dCam cũng đã có các chức năng này. Ta hãy cùng tìm hiểu một chút ý nghĩa của những ký hiệu viết tắt này nhé.
    - M có nghĩa là "Manuel", bạn sẽ không sử dụng các chức năng tự độngcủa máy ảnh (canh nét, đo sáng...) mà xác định các chỉ số này theo ý của mình.
    - Av là viết tắt của "Aperture Value" - ưu tiên khẩu độ mở của ống kính. Nó có liên quan chặt chẽ tới độ nét sâu của trường ảnh và điều kiện ánh sáng cụ thể. (các bạn xem lại bài viêt về "Độ nét sâu của trường ảnh DOF")
    - Tv là viết tắt của "Time Value" - ưu tiên tốc độ chụp ảnh. Bạn sẽ thấy ký hiệu này với các loại máy ảnh Canon, Pentax và Contax; nhưng Nikon và Minolta lại dùng ký hiệu "S" - viết tắt của Speed -tốc độ trong tiếng Anh.

    Điều đầu tiên bạn cần biết là tốc độ chụp của máy ảnh được tính bằng 1/giây, chẳng hạn: 1/30s, 1/125s, 1/250s...Những tốc độ chụp chậm hơn được tính bằng giây như: 1s, 2s,...

    Có mấy nguyên tắc căn bản mà bạn cần biết khi ưu tiên tốc độ chụp ảnh. Đầu tiên là "luật f/16": trong điều kiện thời tiết tốt thì tốc độ chụp của máy ảnh tương ứng với khẩu độ mở của ống kính ở f/16 được tính bằng "1/chỉ số ISO của phim" mà bạn sử dụng. Chẳng hạn khi bạn sử dụng phim có ISO 64 thì ở f/16 tốc độ chụp sẽ là 1/60s; với phim ISO 100 thì tốc độ tương ứng sẽ là 1/125s; tính tương tự như thế ta có được 1/250s cho phim ISO 200....

    Tốc độ chụp ảnh có liên hệ rất mật thiết với khả năng rung hình lúc bấm máy và như thế ta có nguyên tắc thứ 2: tốc độ chụp ảnh tối thiểu để không bị rung máy được tính bằng "1/tiêu cự của ống kính lúc chụp", chẳng hạn: bạn dùng ống kính 50 mm thì tốc độ chụp tối thiểu sẽ là 1/50s, với ống kính 100 mm sẽ là 1/100s, với ống kính 300 mm tốc độ sẽ là 1/300s...Tuy nhiên với những ai chụp ảnh nhiều kinh nghiệm và chủ thể không chuyển động thì tốc độ 1/15s là giới hạn cuối cùng của chụp ảnh cầm máy trên tay (không dùng chân máy ảnh) Tôi thỉnh thoảng vẫn chụp ở những tốc độ thấp hơn như 1/2s, 1/6s cầm tay, dĩ nhiên là với các ống kính tiêu cự ngắn, và ảnh không hề bị rung. Một kinh nghiệm nữa để chụp ảnh các chủ thể chuyển động, tốc độ của máy ảnh sẽ phụ thuộc vào tốc độ di chuyển của chủ thể, là dùng đèn flash. Bạn có thể chộp được những khoảnh khắc chính xác của chuyển động với thời gian phát sáng của flash là 1/100 000s! (các đèn flash gắn sẵn trên máy thường có thời gian phát sáng khoảng 1/30 000s)

    Với những bạn mới sử dụng máy ảnh hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm thì việc ghi nhớ các thông số dưới đây là vô cùng cần thiết để có thể chụp ảnh đẹp mà không bị rung máy (trừ khi bạn cố ý muốn hiệu quả này):
    - Tốc độ nhỏ hơn <1/60s bạn cần sử dụng chân máy ảnh hoặc đặt máy ảnh trên một điểm tựa vững chắc.
    - Tốc độ 1/60s là giới hạn để chụp ảnh cầm tay
    - Tốc độ 1/250 dùng để chụp các chuyển động
    - Tốc độ từ 1/500s trở lên dùng để ghi lại chính xác những chuyển động nhanh và tinh tế
    - Tốc độ từ 1/4000s trở lên có thể làm "đóng băng" các chuyển động.

  4. #14
    Tham gia
    13-05-2012
    Bài viết
    117
    Cám ơn bạn rất nhiều. Tài liệu rất đơn giản và bổ ích

  5. #15
    Tham gia
    06-12-2008
    Bài viết
    579
    Nhiêu đó thôi nhé các bác, ít hôm nữa em sẽ up tiếp ạ!

  6. #16
    Tham gia
    30-08-2006
    Location
    Tp HCM
    Bài viết
    125
    cám ơn bác đã chia sẻ.Chúc bác vui với Nghệ thuật nhiếp ảnh mãi.
    Tôi nợ lòng tốt của mọi người biết bao !

  7. #17
    Tham gia
    27-05-2012
    Bài viết
    2
    Cảm ơn vì bài viết rất hay. Đang chờ để xem tiếp.Thanks

  8. #18
    Tham gia
    06-12-2008
    Bài viết
    579
    Quote Được gửi bởi saxophone View Post
    cám ơn bác đã chia sẻ.Chúc bác vui với Nghệ thuật nhiếp ảnh mãi.
    Thanks bác đã có lời động viên. Em sẽ up mỗi ngày một ít cho các bác cùng tham khảo. Up lúc nhiều sợ các bác đọc mỏi mắt

  9. #19
    Tham gia
    09-03-2005
    Location
    Tp.HCM
    Bài viết
    2,509
    Quote Được gửi bởi byDK168 View Post
    ....
    Vậy ta có thể áp dụng nó như thế nào trong thực tế? - Trong một ngày trời nắng và bạn muốn tấm ảnh của mình chụp có độ tương phản cao thì nên hiệu chỉnh Ev về phía trị số (-) âm. Cách hiệu chỉnh này cũng sẽ làm tăng độ bão hoà của mầu sắc, nghĩa là mầu trong ảnh của bạn sẽ thắm hơn, rực rỡ hơn...

    .....Còn trong trường hợp bạn chụp ảnh một cảnh tuyết rơi mà mầu trắng của tuyết phản xạ ánh sáng lớn hơn 18% thì máy ảnh lại tìm cách giảm bớt khẩu độ ánh sáng "F-stop" **** và như thế tấm ảnh của bạn bị thiếu sáng "Under-exposure" ***
    .... trong trường hợp thứ hai bạn cần hiệu chỉnh Ev về trị số (+) dương.
    Cái phần bôi đỏ không đúng rồi. Nếu làm như thế ảnh sẽ như đêm 30 luôn.

    Thường những ai không hiểu về zone system thường bị rối chỗ này, nên nếu thật sự bỏ qua hiểu về zone 5 sẽ rất khó hiểu rõ về cơ chế đo sáng và bù sáng. Không biết rõ về zone 5 ( grey 18% ) thì thấy đo sáng rất lung tung.Và rất nhiều người mới hay bị truơng hợp chụp ngoài trời nắng nhưng hình ra cứ âm u như buổi chiều. Do đó không nên tìm hiểu về đo sáng trước khi tìm hiểu về zone system.Mà thật ra cái zone system này cũng đơn giản tới mức chẳng việc gì phải bỏ qua.
    asahi_nguyen@yahoo.com



    Face Book

  10. #20
    Tham gia
    06-12-2008
    Bài viết
    579
    Quote Được gửi bởi asahinguyen View Post
    Cái phần bôi đỏ không đúng rồi. Nếu làm như thế ảnh sẽ như đêm 30 luôn.

    Thường những ai không hiểu về zone system thường bị rối chỗ này, nên nếu thật sự bỏ qua hiểu về zone 5 sẽ rất khó hiểu rõ về cơ chế đo sáng và bù sáng. Không biết rõ về zone 5 ( grey 18% ) thì thấy đo sáng rất lung tung.Và rất nhiều người mới hay bị truơng hợp chụp ngoài trời nắng nhưng hình ra cứ âm u như buổi chiều. Do đó không nên tìm hiểu về đo sáng trước khi tìm hiểu về zone system.Mà thật ra cái zone system này cũng đơn giản tới mức chẳng việc gì phải bỏ qua.
    Bác nói như vậy Không biết bác có thể phân tích rõ giùm em về EV được không ạ! Cho em và mọi người cùng hiểu rõ hơn.
    Được sửa bởi byDK168 lúc 05:00 PM ngày 25-06-2012

Trang 2 / 6 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •