View Full Version : TPHCM - Chỗ nào dán máy ảnh và thiệt bị
Em tìm hoài vài chỗ ở SG nhưng dán keo chả ra đâu vào đâu nên muốn lên đây nhờ các Bác tư vấn giúp. Em muốn hỏi địa điểm cũng như các nơi các Bác hay đem thiệt bị đi dán keo bảo vệ.(hay gọi là đi chụp decal trong)
muctau
11-01-2010, 08:15 PM
Bác vô siêu thị , vào chỗ đóng gói thực phẩm tươi sống, đem bộ máy móc súng ống bác ra nhờ họ đóng gói nilon hút chân không dùm,làm cái này thì nilon nó dính kín và sát vô thân máy ,đẹp lắm hơn dán keo decal nhiều ...!!!(Cái này em mới nghĩ ra ..định hôm nào thử )
Bác này vui tinh quá hihihi, BỮa nào bác thử xem, có hì hú em 1 tíếng
whisl223
11-01-2010, 08:58 PM
e nói thiệt máy ảnh mà dán keo giảm mất 90% giá trị rồi, đang sờ vỏ magie mát lạnh thì toàn sờ nylon bóng nhãy mồ hôi...
E ko khuyến khích vụ này.... Còn dán keo thì cứ ra chỗ dán xe là nó dán cho ah..
le.duy
11-01-2010, 09:09 PM
Làm em nhớ lại cảnh hơ hơ lửa rồi dán rồi miết miết ở mấy chỗ dán điện thoại.
thuytram_dep
11-01-2010, 09:15 PM
Mình thấy không nên dán keo cho máy ảnh và ống kính chút nào, làm như thế trông có vẻ kỳ kỳ và hơi mất thẩm mỹ... Nếu bạn là người kỹ tính thì khi sài nên cẩn thận và nâng niu thì chắc không sao đâu.
phucachi
11-01-2010, 10:33 PM
Em nghe nói dán keo lợi bất cập hại bác chủ ạh. Làm ảnh hưởng ma sát tay cầm và thoát nhiệt thông hơi gì đó cho máy nữa đó bác. Nói chung là em cũng chưa thấy ai dán keo cho DSLR.
Bài này làm em nhớ đến "Mỹ Thuật Bọc" Để em post mọi người xem nhá :D
Mỹ Thuật bọc
Mỹ thuật bọc là một thứ chả phải oxy, cứ lơ lửng trong không khí. Mỹ thuật cần phải bám vào một vật thể gì đấy để thể hiện. Cách đây mấy chục năm, vật thể ấy là những chiếc bọc.
Nhiều đồ đạc bây giờ trở thành tầm thường, nhưng ngày xưa quý lắm, quý chẳng kém vàng bao nhiêu. Nên ai có cũng bọc nó lại. ví dụ như cái radio, bán dẫn thời chiến tranh chống Mỹ, nó là thứ xa xỉ tột cùng. Tôi tin chắc rằng ngồi trên xe “mẹc” bây giờ không oai bằng đi bộ nhưng đeo cái radio thời đó. Anh nào có cũng vặn vang vang khiến bà con xunh quanh thèm rỏ dãi. Một nhà có đài, cả làng đến nghe là chuyện thường. Cho nên chả đứa nào có đài mà không bọc. Sang thì may túi giả da cho đài vào, túi càng bóng, càng có hoa văn càng sang. Xoàng thì bọc bằng vải kaki. Cẩn thận thì vừa bọc da, vừa bọc vải kaki. Cái đài kín mít như một thầy tu đức hạnh. Phải là người thân lắm mới được nhìn đài, còn bà con chỉ nhìn bọc mà thôi.
Nhưng radio quá sang, bọc là đương nhiên rồi. Người ta còn cẩn thận bọc cả đèn pin. Họ may thành những cái túi dài, cho đèn vào rồi khoác vô cổ. Kỹ thuật may bây giờ đã thất truyền.
Tiếp đến đài là xe đạp. Xe đạp hồi đó là đỉnh cao của thành đạt. Chàng trai có xe đạp là cô gái ngó nhìn. Cho nên xe phải giữ gìn. Không thể nào bọc nguyên cái xe thì bà con bọc cái yên xe. Yên được may một cái áo ngoài bằng vải giả da. Đấy là loại sang. Loại thường may bằng vải. Cho nên nhiều yên xe đạp có tua tua hoặc có rèm.
Bọn trộm lợi dụng ngay cơ hội đó khi một số nơi giữ xe viết phấn lên yên. Chúng tráo bọc yên để tráo xe. Vì bọn gian này, phong trào bọc yên xe đạp xuống.
Rồi đén thời của cát –sét, ti vi. Chỉ mới cách đây mươi năm, không ai có hai vật này mà dám để chỏng chơ. Chúng phải được để ở vị trí long trọng trong nhà và đều được may bọc bằng vải. may đo đàng hoàng, và nhiều lúc vải thêu đàng hoàng. Người ta bảo vệ tivi kỹ đến nổi nhiều khi mở tivi chỉ kéo phần bọc ở trước lên, không hề kéo hết thế là làm tăng nhiệt độ hại máy vô cùng. Bọc bằng vải chưa yen tâm. Thiên hạ còn bọc bằng gỗ. Nhiều tủ tivi thủ công ra đời, cho nó vào tận trong, muốn xem nhìn xuyên qua kính. Chất lượng hình ảnh giảm xuống không quan trọng. Quan trọng là tivi an toàn mãi mãi, trừ lúc cháy nhà. Những chiếc tủ hay nói khác đi, những quan tài chứa tivi này, về nông thôn bây giờ vẫn thấy.
Hết tivi, cát-sét là xe gắn máy, hay nói cụ thể hơn là đèn xe. Có một thời chả đèn xe nào mà không bọc trong lòng sắt, còn gọi là baga. Cả ngàn chiếc xe chạy trong thành phố là cả ngàn baga inox, vừa hoa hòe hoa sói vừa kềnh càng. Chả là ai không sợ có chuyện gì thì đèn xi-nhan hay đèn hậu bị bể. Tâm lý đó khiến các nhà chế tạo baga trong Chợ Lớn giàu to. Một chân lý cực kỳ đơn giản: Cái bọc ấy đắt hơn cái đèn mà không ai chịu hiểu.
Hiện đại ngày nay là bọc salon. Salon mua ở cửa hàng về được bọc ny lông trong suốt để trưng bày đỡ bụi và đỡ trầy. Nhưng mua về nhà rồi, để trong phòng khách rồi nhiều bác cũng chả chịu bỏ đi. Có khi đến mấy năm salon còn nguyên bọc, đến mức nylong chuyển sang màu vàng.
Có thể nói lịch sử phát triển của mỹ thuật gia đình là lịch sử của bọc. Càng khó khăn người ta càng bọc lắm thử và bọc lâu dài, nhiều hình thức trang trí bọc cũng diễn ra độc đáo.
Đồ vật được bọc kể sao cho xiết, phong phú vô cùng. Sách vở bọc, máy may bọc, quạt bàn bọc. Chỉ có một thứ quan trọng vô cùng mà gần đây mới bọc là cái đầu trong mũ bảo hiểm, có lễ đến lúc này họ mới thấy cần chăng?
-hàng sưu tầm -
becksg
11-01-2010, 11:16 PM
Em tưởng tượng cầm cái máy ảnh bọc nilong cứ như khi ngủ mà ôm manocanh.
hì hi! sáng ra nhiều điều thật các Bác ạh. Em thì tay lâu lâu có mồ hôi, vì kỹ tính nên hỏi các bác xem ý kiền thế nào, hóa ra lại xài thật kỹ (như em xài trước giờ là oke). Thú thật là lâu lâu đi thấy có vài bác cầm máy "bóng lưỡng" cũng dị dị nhưng xót của nên lên đây hỏi dò với các bác xem sao?
xinloitinhyeu
12-01-2010, 12:03 AM
hì hi! sáng ra nhiều điều thật các Bác ạh. Em thì tay lâu lâu có mồ hôi, vì kỹ tính nên hỏi các bác xem ý kiền thế nào, hóa ra lại xài thật kỹ (như em xài trước giờ là oke). Thú thật là lâu lâu đi thấy có vài bác cầm máy "bóng lưỡng" cũng dị dị nhưng xót của nên lên đây hỏi dò với các bác xem sao?
Đúng rồi bác chủ ạ, dán xe dán điện thoại nhìn đẹp thiệt, chứ dán dslr thì em chịu. Đi chụp lâu lâu (mà lấu lém á) mới thấy có 1 người dán, nhìn nó oải oải sao đó. Chả còn tí gì gọi là nam tính là photographer nữa.
Bác sợ mồ hôi nhem máy thì mua mấy cái vòng da hay cao su gì đó, thấy mấy nhiếp ảnh gia hay dùng để bọc ống kính. Tính mua xài mà chưa biết ở đâu bán :eek:
Bác nào biết chỉ em với nha :detective:đa tạ
atuan_76
12-01-2010, 12:28 AM
Bạn nào hay chụp ngoài trời nắng mà dán keo cho máy ảnh là sai lầm to đấy ! Sau khoảng hơn 1 năm, lớp keo dán bị cứng, giòn, và dính rất chặt vào thân máy, không có cách gì gỡ ra được. Dùng vật nhọn gỡ keo ra thì nó ra từng chít nhỏ xíu ! Đương nhiên là máy bị trầy te tua sau khi gỡ keo. Không biết bây giờ có loại keo nào tốt hơn hay không. Mình nghĩ tốt nhất là không dán keo gì hết ! Xài cho nó trầy rồi bán thật rẻ cho anh em khác ít tiền xài tiếp ! :22:
Cảm ơn các Bác, chắc mua cái áo Cao su bọc cho nó quá, nhưng tay em bé tí bọc thêm caosu nhìn nó "phình" ra cũng ko ổn, hơi khó thao tác chút
haviva
12-01-2010, 09:13 AM
Dán mấy cái màn hình để chống trầy thôi bác à. Dán luôn cái body nhìn vừa không thẩm mỹ, cầm vô lại hết sướng. Mà không sướng thì làm sao có tinh thần sáng tác nghệ thuật nữa:glare:
aeolus
12-01-2010, 09:17 AM
Thích thì cứ dán thử. Cầm vài ngày không thích lại xé ra, có sao đâu. Tốn chừng vài trăm k mà được cái trải nghiệm em thấy rẻ chán.
gaume
12-01-2010, 09:32 AM
[QUOTE=Head;900770]Bài này làm em nhớ đến "Mỹ Thuật Bọc" Để em post mọi người xem nhá :D
Mỹ Thuật bọc
Mỹ thuật bọc là một thứ chả phải oxy, cứ lơ lửng trong không khí. Mỹ thuật cần phải bám vào một vật thể gì đấy để thể hiện. Cách đây mấy chục năm, vật thể ấy là những chiếc bọc.
Nhiều đồ đạc bây giờ trở thành tầm thường, nhưng ngày xưa quý lắm, quý chẳng kém vàng bao nhiêu. Nên ai có cũng bọc nó lại. ví dụ như cái radio, bán dẫn thời chiến tranh chống Mỹ, nó là thứ xa xỉ tột cùng. Tôi tin chắc rằng ngồi trên xe “mẹc” bây giờ không oai bằng đi bộ nhưng đeo cái radio thời đó. Anh nào có cũng vặn vang vang khiến bà con xunh quanh thèm rỏ dãi. Một nhà có đài, cả làng đến nghe là chuyện thường. Cho nên chả đứa nào có đài mà không bọc. Sang thì may túi giả da cho đài vào, túi càng bóng, càng có hoa văn càng sang. Xoàng thì bọc bằng vải kaki. Cẩn thận thì vừa bọc da, vừa bọc vải kaki. Cái đài kín mít như một thầy tu đức hạnh. Phải là người thân lắm mới được nhìn đài, còn bà con chỉ nhìn bọc mà thôi.
Nhưng radio quá sang, bọc là đương nhiên rồi. Người ta còn cẩn thận bọc cả đèn pin. Họ may thành những cái túi dài, cho đèn vào rồi khoác vô cổ. Kỹ thuật may bây giờ đã thất truyền.
Tiếp đến đài là xe đạp. Xe đạp hồi đó là đỉnh cao của thành đạt. Chàng trai có xe đạp là cô gái ngó nhìn. Cho nên xe phải giữ gìn. Không thể nào bọc nguyên cái xe thì bà con bọc cái yên xe. Yên được may một cái áo ngoài bằng vải giả da. Đấy là loại sang. Loại thường may bằng vải. Cho nên nhiều yên xe đạp có tua tua hoặc có rèm.
Bọn trộm lợi dụng ngay cơ hội đó khi một số nơi giữ xe viết phấn lên yên. Chúng tráo bọc yên để tráo xe. Vì bọn gian này, phong trào bọc yên xe đạp xuống.
Rồi đén thời của cát –sét, ti vi. Chỉ mới cách đây mươi năm, không ai có hai vật này mà dám để chỏng chơ. Chúng phải được để ở vị trí long trọng trong nhà và đều được may bọc bằng vải. may đo đàng hoàng, và nhiều lúc vải thêu đàng hoàng. Người ta bảo vệ tivi kỹ đến nổi nhiều khi mở tivi chỉ kéo phần bọc ở trước lên, không hề kéo hết thế là làm tăng nhiệt độ hại máy vô cùng. Bọc bằng vải chưa yen tâm. Thiên hạ còn bọc bằng gỗ. Nhiều tủ tivi thủ công ra đời, cho nó vào tận trong, muốn xem nhìn xuyên qua kính. Chất lượng hình ảnh giảm xuống không quan trọng. Quan trọng là tivi an toàn mãi mãi, trừ lúc cháy nhà. Những chiếc tủ hay nói khác đi, những quan tài chứa tivi này, về nông thôn bây giờ vẫn thấy.
Hết tivi, cát-sét là xe gắn máy, hay nói cụ thể hơn là đèn xe. Có một thời chả đèn xe nào mà không bọc trong lòng sắt, còn gọi là baga. Cả ngàn chiếc xe chạy trong thành phố là cả ngàn baga inox, vừa hoa hòe hoa sói vừa kềnh càng. Chả là ai không sợ có chuyện gì thì đèn xi-nhan hay đèn hậu bị bể. Tâm lý đó khiến các nhà chế tạo baga trong Chợ Lớn giàu to. Một chân lý cực kỳ đơn giản: Cái bọc ấy đắt hơn cái đèn mà không ai chịu hiểu.
Hiện đại ngày nay là bọc salon. Salon mua ở cửa hàng về được bọc ny lông trong suốt để trưng bày đỡ bụi và đỡ trầy. Nhưng mua về nhà rồi, để trong phòng khách rồi nhiều bác cũng chả chịu bỏ đi. Có khi đến mấy năm salon còn nguyên bọc, đến mức nylong chuyển sang màu vàng.
Có thể nói lịch sử phát triển của mỹ thuật gia đình là lịch sử của bọc. Càng khó khăn người ta càng bọc lắm thử và bọc lâu dài, nhiều hình thức trang trí bọc cũng diễn ra độc đáo.
Đồ vật được bọc kể sao cho xiết, phong phú vô cùng. Sách vở bọc, máy may bọc, quạt bàn bọc. Chỉ có một thứ quan trọng vô cùng mà gần đây mới bọc là cái đầu trong mũ bảo hiểm, có lễ đến lúc này họ mới thấy cần chăng?
.................................................. .............................
.................................................. .............................
.
Bác Head năm nay không bit đa~ bi nhiu cái lá zdàng rơi mà nói cứ như đang sống trong thời của nhưng~ năm đầu bao cấp nhở .Có 1 chuyện khôi hài là người đeo cái radio mở oang oang khoe với thiên hạ lại đang đứng dưới chân cột đèn có gắn loa truyền thanh công cộng -Cung~ đang phát 1 một bài hát .Radio và loa công cộng cứ thi nhau phát hết công suất
Xuan Vinh
12-01-2010, 05:08 PM
Người ta hay nói: "Một đời ta bao đời máy" bác ạ! Tuy nhiên, với gia đình em thì một đời máy (cổ) đã xài qua 3 đời (ông nội, bố em, rồi đến em) mà máy vẫn xài tốt, cũng đâu cần băng bó (dán keo) gì đâu! Em mới chuyển qua xài máy số lúc gần đây thôi, theo em, bác muốn giữ gìn tốt cho máy (không chỉ là máy ảnh, mà còn các loại máy khác nữa như điện thoại di động, xe máy v.v...) thì không nên dán cái gì vào máy cả, lúc trầy vẫn trầy, xấu vẫn xấu, và còn mau xuống cấp hơn là máy không dán. Nhà sản xuất đã "bảo kê" cho vấn đề "bao bì" sẵn có của máy rồi, không cần bác phải thiết kế thêm khâu cuối nữa, vì đó là việc thừa, không đáng bận tâm đến thế.
xinloitinhyeu
12-01-2010, 07:46 PM
Thích thì cứ dán thử. Cầm vài ngày không thích lại xé ra, có sao đâu. Tốn chừng vài trăm k mà được cái trải nghiệm em thấy rẻ chán.
Vài trăm k đưa em đi mua đồ chơi linh tinh về test máy trải nghiệm còn sướng hơn ấy bác :hungry:
noctilux
12-01-2010, 08:33 PM
đừng dán bán, chơi hẳn cái này này, bác đem đi lặn cũng được luôn, chịu va đập vô tư, đảm bảo dùng máy 10 năm vẫn như mới tinh. À mà mua rồi nếu vẫn sợ xước thì bác mang dán nilon ngoài cái hộp này nữa cho chắc ăn
http://ep.yimg.com/ca/I/wordtankpro_2089_36566817http://ep.yimg.com/ca/I/wordtankpro_2089_36669855
xinloitinhyeu
13-01-2010, 04:27 PM
đừng dán bán, chơi hẳn cái này này, bác đem đi lặn cũng được luôn, chịu va đập vô tư, đảm bảo dùng máy 10 năm vẫn như mới tinh. À mà mua rồi nếu vẫn sợ xước thì bác mang dán nilon ngoài cái hộp này nữa cho chắc ăn
Cái này lúc trước đi Vinpearl Land ở Nha Trang thấy anh kia vừa lặn vừa chụp ở dưới thủy cung. Giờ mấy nhìn rõ mặt mũi nó là thế này. Thank bác nhé :detective:đúng là ÁO GIÁP THỨ THIỆT
snoopyreen
13-01-2010, 06:33 PM
Xài bao cao su giống em đi, tha hồ mà trèo đèo, lội suối ^^
http://external.ak.fbcdn.net/safe_image.php?d=6eeaa384cf15c60304656e50ba813334&url=http%3A%2F%2Ffarm3.static.flickr.com%2F2501%2F 3779923739_5005d085e1.jpg
@noctilux: cái vỏ chụp dưới nước của bác còn mắc hơn cái máy, lol
5D24_70
13-01-2010, 08:00 PM
bác tìm mua loại băng dính tên là gaffer mà dùng
để dán đồ điện tử rất tốt
bác tìm mua loại băng dính tên là gaffer mà dùng
để dán đồ điện tử rất tốt
Theo Bác 5D24_70 thì em có search có cái ảnh dán bảo vệ máy bằng băng dính Gaffer. (link ClubSNAP)
Mặc dù có vẻ tinh tế nhưng...nhìn giống... xác ướp quá các Bác ui :22:
http://farm4.static.flickr.com/3626/3610304960_7049dfc7c1.jpg
Nhưng nếu xài loại Băng dính này ma khéo tay có thể có "dàn sùng ống" ko khác gì Snipper
http://www.rosebrand.com/images/product_320x320/Camo-Gaffers-Tape.jpg
http://i2.photobucket.com/albums/y28/david71/DSC01569.jpg
v4mpIr3
15-04-2013, 07:08 PM
đọc post #8, làm em nhớ lại ngày xưa hồi còn học cấp 1 cấp 2, giáo viên bắt phải bọc sách vở lại, em chẳng biết phải làm gì, nhưng vẫn phải làm theo, không là bị trừ điểm
sau này mới biết là để cho thế hệ sau dùng tiếp, nhưng khổ nỗi, em học xong là em bán thẳng cho ve chai luôn, tới lúc phong trào kế hoạch nhỏ lại phải đi mua lại của mấy bà ve chai cho đủ số kgs quy định, :))
thichmaychup
15-04-2013, 08:06 PM
Tôi nghĩ bạn nên đến mấy chỗ dán xe Honda hoi thử xem, có lẽ họ sẽ dán theo yêu cầu của mình
Powered by vBulletin® Version 4.2.2 Copyright © 2025 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.