Find The Light
02-04-2009, 08:35 PM
Hôm rồi lục lọi lại đống album cũ trong nhà, tình cờ lại thấy 1 tấm chụp bằng Polaroid của em từ năm 1999, ảnh chụp lưu niệm, nhưng chất ảnh nhìn yêu yêu, lúc lọi trên net thì thấy mấy bài viết hay hay, paste về share với anh em thích thẩm du đồ cổ ạ :D
Bãi biển Maiami, Mỹ, tiếng kêu cứu thất thanh của một cô gái vang lên giữa những cơn sóng lớn. Một chàng trai lao xuống để cứu nạn nhân. Đám đông trên bãi biển đổ xô đến chỗ hai người. Thế nhưng, chỉ một phút sau, họ lại đổ xô đến chỗ một người... thợ ảnh để xem bức hình mới chụp chàng trai lực lưỡng bế cô gái lên.
http://www.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/xuanhong/20090104/thegioi09010491.jpg
Ảnh chụp bằng máy Polaroid SX 70. Ảnh: Trần Quang
Thực tế, đám đông đã vô tình tham gia màn quảng cáo do hãng Land Camera dàn dựng cho sự ra mắt máy chụp ảnh lấy ngay Polaroid hồi năm 1946. Đây là chiếc máy ảnh đầu tiên trên thế giới cho phép người dùng xem lại gần như tức thì bức ảnh mà họ vừa chụp.
Kể từ đó đến nay, máy ảnh Polaroid đã phát triển tới hơn 600 dòng sản phẩm. Trong đó có thể nêu vài cái tên nổi tiếng như Pronto, Spectra, SX-70, One600… Sự tiện lợi của dòng máy như tên gọi của nó, “chụp ảnh lấy ngay” đã tạo ra sức lan tỏa mạnh mẽ của Polaroid với thời hoàng kim kéo dài suốt 40 năm và cỗ máy kinh tế cần đến 21.000 nhân viên.
Gần nửa thể kỷ, Polaroid được cảnh sát sử dụng nó để ghi lại hiện trường vụ án; nhà tạo mốt dùng chụp thử người mẫu; những người bận rộn và thường xuyên đi lại như giới doanh nhân thì cần Polaroid để nhanh chóng có tấm ảnh thẻ dán vào hộ chiếu…
http://www.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/thachanh/20090104/polaroid.jpg
Mẫu máy Polaroid OneStep.
Khi chế ra Polaroid, Edwin Land cũng không hình dung được thị trường cực lớn của loại máy này. Phát minh của ông ban đầu chỉ để chiều lòng cô con gái rượu Jeninifer. Trong một lần chụp ảnh, cô bé 13 tuổi hỏi: “Con có thể xem ảnh ngay được không?”. Đòi hỏi của cô bé vô tình trùng hợp với ước muốn chung của hầu hết những người ham mê nghệ thuật nhiếp ảnh.
Sau đó Edwin Land mất ba năm liền để thành công. Bí quyết của ông là kết hợp phim với giấy ảnh làm một. Các phim này có sẵn hóa chất để tự tráng hình, còn máy ảnh có những ru-lô đặc biệt để ép vỡ các hạt hóa chất trong quá trình xử lý phim. Công việc rửa ảnh được thực hiện trong một khoang tối nhỏ thiết kế bên trong máy. Chỉ chưa đầy một phút sau khi chụp, máy Polaroid đã cho ra tấm ảnh mà không cần đến động tác tráng phim, rửa ảnh với những phòng tối, khay, chậu hóa chất lỉnh kỉnh cùng khoảng thời gian chờ đợi dài lê thê.
“Món đồ chơi” có tầm quan trọng thứ 2 thế giới
Máy ảnh Polaroid cùng với vô tuyến truyền hình đã được đánh giá là hai phát minh quan trọng nhất trong những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai. Điều này thật thú vị, khi vô tuyến truyền hình cần cả một hệ thống kỹ thuật thu – phát phức tạp, đồ sộ thì máy chụp ảnh lấy ngay với nhiều người yêu mến nó, chỉ là “một món đồ chơi”.
Không giống nhiều loại máy ảnh “xịn”, Polaroid có bề ngoài đơn sơ với phím chụp hình duy nhất cùng hai bánh răng chỉnh khẩu độ và độ sáng. Ống kính của Polaroid là ống cố định với một loại tiêu cự cho một kiểu máy. Kỹ thuật hiện đại nhất trang bị cho máy có lẽ là hệ thống đo sáng tự động có ở các dòng máy sản xuất sau những năm 1960. Người dùng Polaroid chỉ ngắm, chụp và đợi ảnh hiện lên. Điều này lý giải vì sao, những người sử dụng máy Polaroid là những người yêu máy chụp ảnh lấy ngay chứ không phải những người theo đuổi mục tiêu nhiếp ảnh.
Hơn nữa, lý do rất chính đáng để người dùng gọi Polaroid là đồ chơi là khi chụp xong mỗi kiểu ảnh, người dùng lại mất một khoản thời gian khá khá để lắp tấm phim mới vào máy. Đó là chưa kể, “nước ảnh” của những tấm hình do máy Polaroid tạo ra không nét, mầu sắc có phần “hời hợt”, mờ mờ, ảo ảo. Thế nhưng, theo Trần Quang, một người chơi Polaroid hiếm hoi ở Việt Nam, việc những tấm hình giống tranh hơn ảnh tạo nên một style riêng cho tấm hình của máy Polaroid.
Về chi phí, Polaroid cũng có giá rất mềm, vào khoảng 30 đến 50 USD một máy. Tuy nhiên, phim cho Polaroid không hề rẻ chút nào, mỗi hộp 10 tấm phim có giá vào khoảng 25 USD. Do đó, việc tiếp cận Polaroid không hề khó khăn nhưng để duy trì sở thích hẳn là tốn kém.
Cảm giác khó thay thế
Thế nhưng, những người ham mê, muốn khám phá thế giới Polaroid không còn nhiều cơ hội để chơi món đồ chơi vừa bình dân, vừa quý tộc này. Chung số phận với nhiều sản phẩm công nghệ của thời đại cơ khí, Polaroid cũng bị làn sóng số hóa "vùi dập". Trong một thập kỷ mới đây của máy ảnh số, lượng tiêu thụ máy và phim Polaroid trên thế giới giảm 25% và hiện chưa có dấu hiệu ngừng lại. Do đó, vào tháng 2/2008, hãng Polaroid cho biết sẽ đóng cửa ba nhà máy sản xuất phim tại Mỹ, Mexico và Hà Lan đồng thời sa thải 450 công nhân làm việc tại các bộ phận liên quan đến máy chụp ảnh lấy ngay. Tuyên bố trên chẳng khác nào điếu văn dành cho Polaroid mà hãng đọc với người hâm mộ.
http://www.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/thachanh/20090104/polaroid_2.jpg
Vĩnh việt "vua" máy ảnh chụp nhanh.
Đến hết năm 2009, thế giới sẽ ít đi và mất hẳn những tấm hình huyền ảo chụp bằng máy Polaroid. Có lẽ, người yêu mến những tấm hình mang phong cách polaroid chỉ còn cách hoài cổ nhờ kỹ thuật photoshop. Thế nhưng, theo Trần Quang: “Photoshop có thể làm mọi thứ nhưng không thể mang lại cảm giác hồ hởi chờ đợi tấm ảnh chui ra từ máy, một "cảm giác Polaroid”. Tâm sự về tương lai của bộ sưu tập máy và phim Polaroid, Quang cho biết, sẽ lưu toàn bộ số phim hiện có để làm kỷ niệm đồng thời kết hợp máy ảnh số với máy in màu mini xách tay như một giải pháp tạm thời giống một vài người bạn Trung Quốc đã làm.
Bài: Tuấn Linh - Đất Việt
Đọc xong bài này phê quá, ghé ebay japan thấy bán nhiều em dòng Polaroid này giá chỉ tầmtừ 700-2 triệu thôi ạ, chắc phải nhờ bác nào xách về hộ 1 con để nghịch ngơm thôi :D
1 số chủngloại Polaroid sưu tập đc ạ :
Polaroid land camera 220 (three-quarter view)
http://farm1.static.flickr.com/94/261291369_6c02fc8abd.jpg
Polaroid Spectra System E (open; three-quarter view)
http://farm1.static.flickr.com/89/261377315_a67bf2a2f1.jpg
Polaroid SX-70 Land Model 2
http://farm1.static.flickr.com/91/261378990_99fd67172e.jpg
Bãi biển Maiami, Mỹ, tiếng kêu cứu thất thanh của một cô gái vang lên giữa những cơn sóng lớn. Một chàng trai lao xuống để cứu nạn nhân. Đám đông trên bãi biển đổ xô đến chỗ hai người. Thế nhưng, chỉ một phút sau, họ lại đổ xô đến chỗ một người... thợ ảnh để xem bức hình mới chụp chàng trai lực lưỡng bế cô gái lên.
http://www.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/xuanhong/20090104/thegioi09010491.jpg
Ảnh chụp bằng máy Polaroid SX 70. Ảnh: Trần Quang
Thực tế, đám đông đã vô tình tham gia màn quảng cáo do hãng Land Camera dàn dựng cho sự ra mắt máy chụp ảnh lấy ngay Polaroid hồi năm 1946. Đây là chiếc máy ảnh đầu tiên trên thế giới cho phép người dùng xem lại gần như tức thì bức ảnh mà họ vừa chụp.
Kể từ đó đến nay, máy ảnh Polaroid đã phát triển tới hơn 600 dòng sản phẩm. Trong đó có thể nêu vài cái tên nổi tiếng như Pronto, Spectra, SX-70, One600… Sự tiện lợi của dòng máy như tên gọi của nó, “chụp ảnh lấy ngay” đã tạo ra sức lan tỏa mạnh mẽ của Polaroid với thời hoàng kim kéo dài suốt 40 năm và cỗ máy kinh tế cần đến 21.000 nhân viên.
Gần nửa thể kỷ, Polaroid được cảnh sát sử dụng nó để ghi lại hiện trường vụ án; nhà tạo mốt dùng chụp thử người mẫu; những người bận rộn và thường xuyên đi lại như giới doanh nhân thì cần Polaroid để nhanh chóng có tấm ảnh thẻ dán vào hộ chiếu…
http://www.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/thachanh/20090104/polaroid.jpg
Mẫu máy Polaroid OneStep.
Khi chế ra Polaroid, Edwin Land cũng không hình dung được thị trường cực lớn của loại máy này. Phát minh của ông ban đầu chỉ để chiều lòng cô con gái rượu Jeninifer. Trong một lần chụp ảnh, cô bé 13 tuổi hỏi: “Con có thể xem ảnh ngay được không?”. Đòi hỏi của cô bé vô tình trùng hợp với ước muốn chung của hầu hết những người ham mê nghệ thuật nhiếp ảnh.
Sau đó Edwin Land mất ba năm liền để thành công. Bí quyết của ông là kết hợp phim với giấy ảnh làm một. Các phim này có sẵn hóa chất để tự tráng hình, còn máy ảnh có những ru-lô đặc biệt để ép vỡ các hạt hóa chất trong quá trình xử lý phim. Công việc rửa ảnh được thực hiện trong một khoang tối nhỏ thiết kế bên trong máy. Chỉ chưa đầy một phút sau khi chụp, máy Polaroid đã cho ra tấm ảnh mà không cần đến động tác tráng phim, rửa ảnh với những phòng tối, khay, chậu hóa chất lỉnh kỉnh cùng khoảng thời gian chờ đợi dài lê thê.
“Món đồ chơi” có tầm quan trọng thứ 2 thế giới
Máy ảnh Polaroid cùng với vô tuyến truyền hình đã được đánh giá là hai phát minh quan trọng nhất trong những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai. Điều này thật thú vị, khi vô tuyến truyền hình cần cả một hệ thống kỹ thuật thu – phát phức tạp, đồ sộ thì máy chụp ảnh lấy ngay với nhiều người yêu mến nó, chỉ là “một món đồ chơi”.
Không giống nhiều loại máy ảnh “xịn”, Polaroid có bề ngoài đơn sơ với phím chụp hình duy nhất cùng hai bánh răng chỉnh khẩu độ và độ sáng. Ống kính của Polaroid là ống cố định với một loại tiêu cự cho một kiểu máy. Kỹ thuật hiện đại nhất trang bị cho máy có lẽ là hệ thống đo sáng tự động có ở các dòng máy sản xuất sau những năm 1960. Người dùng Polaroid chỉ ngắm, chụp và đợi ảnh hiện lên. Điều này lý giải vì sao, những người sử dụng máy Polaroid là những người yêu máy chụp ảnh lấy ngay chứ không phải những người theo đuổi mục tiêu nhiếp ảnh.
Hơn nữa, lý do rất chính đáng để người dùng gọi Polaroid là đồ chơi là khi chụp xong mỗi kiểu ảnh, người dùng lại mất một khoản thời gian khá khá để lắp tấm phim mới vào máy. Đó là chưa kể, “nước ảnh” của những tấm hình do máy Polaroid tạo ra không nét, mầu sắc có phần “hời hợt”, mờ mờ, ảo ảo. Thế nhưng, theo Trần Quang, một người chơi Polaroid hiếm hoi ở Việt Nam, việc những tấm hình giống tranh hơn ảnh tạo nên một style riêng cho tấm hình của máy Polaroid.
Về chi phí, Polaroid cũng có giá rất mềm, vào khoảng 30 đến 50 USD một máy. Tuy nhiên, phim cho Polaroid không hề rẻ chút nào, mỗi hộp 10 tấm phim có giá vào khoảng 25 USD. Do đó, việc tiếp cận Polaroid không hề khó khăn nhưng để duy trì sở thích hẳn là tốn kém.
Cảm giác khó thay thế
Thế nhưng, những người ham mê, muốn khám phá thế giới Polaroid không còn nhiều cơ hội để chơi món đồ chơi vừa bình dân, vừa quý tộc này. Chung số phận với nhiều sản phẩm công nghệ của thời đại cơ khí, Polaroid cũng bị làn sóng số hóa "vùi dập". Trong một thập kỷ mới đây của máy ảnh số, lượng tiêu thụ máy và phim Polaroid trên thế giới giảm 25% và hiện chưa có dấu hiệu ngừng lại. Do đó, vào tháng 2/2008, hãng Polaroid cho biết sẽ đóng cửa ba nhà máy sản xuất phim tại Mỹ, Mexico và Hà Lan đồng thời sa thải 450 công nhân làm việc tại các bộ phận liên quan đến máy chụp ảnh lấy ngay. Tuyên bố trên chẳng khác nào điếu văn dành cho Polaroid mà hãng đọc với người hâm mộ.
http://www.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/thachanh/20090104/polaroid_2.jpg
Vĩnh việt "vua" máy ảnh chụp nhanh.
Đến hết năm 2009, thế giới sẽ ít đi và mất hẳn những tấm hình huyền ảo chụp bằng máy Polaroid. Có lẽ, người yêu mến những tấm hình mang phong cách polaroid chỉ còn cách hoài cổ nhờ kỹ thuật photoshop. Thế nhưng, theo Trần Quang: “Photoshop có thể làm mọi thứ nhưng không thể mang lại cảm giác hồ hởi chờ đợi tấm ảnh chui ra từ máy, một "cảm giác Polaroid”. Tâm sự về tương lai của bộ sưu tập máy và phim Polaroid, Quang cho biết, sẽ lưu toàn bộ số phim hiện có để làm kỷ niệm đồng thời kết hợp máy ảnh số với máy in màu mini xách tay như một giải pháp tạm thời giống một vài người bạn Trung Quốc đã làm.
Bài: Tuấn Linh - Đất Việt
Đọc xong bài này phê quá, ghé ebay japan thấy bán nhiều em dòng Polaroid này giá chỉ tầmtừ 700-2 triệu thôi ạ, chắc phải nhờ bác nào xách về hộ 1 con để nghịch ngơm thôi :D
1 số chủngloại Polaroid sưu tập đc ạ :
Polaroid land camera 220 (three-quarter view)
http://farm1.static.flickr.com/94/261291369_6c02fc8abd.jpg
Polaroid Spectra System E (open; three-quarter view)
http://farm1.static.flickr.com/89/261377315_a67bf2a2f1.jpg
Polaroid SX-70 Land Model 2
http://farm1.static.flickr.com/91/261378990_99fd67172e.jpg