View Full Version : Thắc mắc về Focal Length - tiêu cự ống kính
TThach
01-05-2012, 02:00 PM
Chào các bác, trước hết em phải giải thích trước đề phòng những comment lạc đề. Đó là thắc mắc của em không đóng vai trò gì đối với việc sáng tác nhiếp ảnh mà chỉ thuần túy là vấn đề khái niệm, kĩ thuật. Vì vậy mong các bác vốn quan tâm đến kĩ thuật, bản chất quang học tham gia cùng thread.
Về tiêu cự của ống kính (Focal Length) thì trước giờ em hiểu đó là Khoảng Cách từ bề mặt Sensor đến quang tâm của hệ thấu kính (ống kính) như hình dưới:
http://www.dpreview.com/Learn/Articles/Glossary/Optical/images/picture_angle.gif
http://www.vnolas.com/images/stories/discussion/thuatngu/tieucu01.jpg
_Nhưng như các bác đã biết, quang tâm của hệ thấu kính nằm trên mặt phẳng chứa lá khẩu, (mặt phẳng điều tiết sáng hay tạm gọi là mặt phẳng khẩu độ) của ống kính.
_Trong khi đó các bác đều biết. Khoảng cách từ sensor đến ngàm ống kính của các loại DSLR là vào khoảng ~40~45mm. Vì vậy khoảng cách từ bề mặt sensor đến quang tâm của hệ thấu kính hay chính là khoảng cách từ bề mặt sensor đến mặt phẳng khẩu độ phải không được nhỏ hơn 45mm.
=>Vì vậy nếu định nghĩa TIÊU CỰ CỦA ỐNG KÍNH là khoảng cách từ mặt phẳng sensor đến quang tâm của hệ thấu kính là KHÔNG CHÍNH XÁC, bởi vẫn có những ống kính có Focal Length < 45mm, xuống đến tận 12mm.
Câu hỏi đặt ra:
Vậy thì khái niệm Tiêu Cự Ống Kính (Focal Length) thực chất là gì? Nó có ý nghĩa kĩ thuật gì? Hay thuần túy chỉ là sự suy dịch từ ANGLE VIEW ra Focal Lenth theo thước tính toán trên 35mm Sensor?
vantrung2410
01-05-2012, 02:13 PM
theo như em hiểu 1 cách đơn giản thì cái tiêu cự f ấy bác lấy hình minh họa có vẻ bị sai...
vì khi lấy nét 1 vật ở vô cùng, tức là tia sáng vuông góc với sensor, đi qua hệ thấu kính, hội tụ ở cảm biến... tức là thấu kính đã dịch chuyển để lấy nét... thì f được tính trong trường hợp này là từ cảm biến đến quang tâm hệ thấu kính...
TThach
01-05-2012, 02:17 PM
Chắc chắn rồi bác. Khái niệm tiêu cự (f) được tính từ cảm biến đến quang tâm của hệ thấu kính lúc nào cũng tính là lấy nét vô cực. Vì quy ước là thế nên em không nhắc tới nhưng ngầm hiểu là lấy nét ~ vô cực.
Thực tế trong quá trình lấy nét, khoảng cách từ sensor đến mặt phẳng khẩu độ thay đổi, angle view cũng thay đổi theo, bác nào dùng mấy ống fix khẩu lớn thò thụt để ý sẽ thấy focus vô cực bao giờ góc nhìn cũng rộng hơn một chút so với focus cận cực.
Thắc mắc của bác là đúng nhưng chưa giải quyết được thắc mắc của thread ạ.
vantrung2410
01-05-2012, 02:22 PM
"Nhưng như các bác đã biết, quang tâm của hệ thấu kính nằm trên mặt phẳng chứa lá khẩu, (mặt phẳng điều tiết sáng hay tạm gọi là mặt phẳng khẩu độ) của ống kính."
vấn đề của bác nó nằm ở chỗ này.... quang tấm nếu nằm sau hệ thấu kính thì hoàn toàn có thể chế tạo lens góc rộng, tức là quang tâm nằm trong khoảng từ sensor tới thấu kính cuối cùng
vantrung2410
01-05-2012, 02:24 PM
em có thấy 1 bài trên mạng, bác tham khảo thử, em cũng vừa mới đọc
http://sites.google.com/site/gocnhiepanh/may-anh/ong-kinh
TThach
01-05-2012, 02:41 PM
Bác nói đúng, dựa theo logic thông thường thì chắc chắn Quang Tâm của các wide lens phải nằm ở sau ống kính - tức là nằm trong body.
Link của bác cũng có quan điểm như thế.
Thế nhưng xem xét kĩ hơn 1 chút. Quang tâm là điểm mà tia sáng đi qua KHÔNG ĐỔI HƯỚNG hoặc ít nhất vì sự phức tạp của hệ nhiều thấu kính thì QUANG TÂM ẢO cũng phải được định nghĩa là điểm mà ở đó TIA LÓ phải cùng phương với TIA TỚI.
Vậy thì với ống kính tiêu cự 12mm, QUANG TÂM ẢO của nó nằm cách bề mặt sensor 12mm và hình ảnh phải bao phủ toàn bộ 35x24mm sensor. Tức tia ló sẽ tạo với trục chính một góc rộng nhất là 74 độ (em vừa tính pytagor, cotang các kiểu). Trong khi đó thấu kính gần sensor nhất cách sensor đến 44mm và thấu kính đó cũng chỉ có đường kính vào khoảng 20mm. Đó là điều không thể xảy ra, là nghịch lý mà chúng ta phải xem xét.
vantrung2410
01-05-2012, 02:47 PM
còn hiện tượng méo hình khi chụp ở wide nữa bác, cái bác xét thì đang nói trên trường hợp lý tưởng thì khó xảy ra
cái này em không hiểu hết nhưng chính cái méo hình do tia sáng bị bẻ cong có thể hợp lý với quang tâm quá gần sensor
TThach
01-05-2012, 02:49 PM
Tia sáng thì không bao giờ bị bẻ cong. Nó chỉ bị bẻ gấp khúc khi đi qua các môi trường chiết suất khác nhau. Còn đi trong không khí, đi trong body thì lúc nào cũng là thẳng. Méo hình ở wide lens là méo do perspective, không liên quan đến lý tưởng hay không lý tưởng bác ạ.
hungdu
01-05-2012, 03:54 PM
1. Cấu tạo len thông thường (hay thấy ở 50mm):
http://img708.imageshack.us/img708/1153/normallens.jpg
2. Tele: vì không thể để kích thước tele dài mãi theo tiêu cự... dùng thấu kính điều chỉnh:
http://img26.imageshack.us/img26/6084/telelens.jpg
3. Wide: ngược lại với tele: thấu kính điều chỉnh
http://img577.imageshack.us/img577/7117/widelens.jpg
TThach
01-05-2012, 04:01 PM
http://nl2.upanh.com/b5.s26.d1/84ed4b99e4682c10ca3c9b3a998589ff_44146452.mmoo.jpg
Minh họa cho tiêu cự 12mm nếu quang tâm ở cách bề mặt sensor 12mm. Đây là điều không thể xảy ra
Với kính sau như của sigma 12-24 thì độ phủ tối đa chỉ được như thế này, và góc tới lớn nhất tạo ra được sẽ cho quang tâm cách sensor tối thiểu 28mm như hình sau
http://nl8.upanh.com/b2.s29.d2/268252bb423f9f56e58352f77aed84dd_44147028.ddbb.jpg
TThach
01-05-2012, 04:14 PM
Trên là mô hình em phục dựng dựa theo kích thước chuẩn với
_sensor 35 x 24
_khoảng cách sensor đến ngàm là 44
_đường kính kính sau là 22
TThach
01-05-2012, 04:52 PM
Minh họa cho đường truyền sáng của Sigma 12-24. Không thể tạo được tia ló nào cùng phương với tia tới vì góc tới quá rộng.
Nếu thế thì cần phải xem xét lại KHÁI NIỆM về TIÊU CỰ của ống kính. Không thể nói là khoảng cách từ sensor đến quang tâm của hệ được.
http://nl2.upanh.com/b2.s29.d2/0113dbcbed41193c9e66098bb652e635_44149002.uuii.jpg
jo1214
01-05-2012, 06:56 PM
Chào các bác, trước hết em phải giải thích trước đề phòng những comment lạc đề. Đó là thắc mắc của em không đóng vai trò gì đối với việc sáng tác nhiếp ảnh mà chỉ thuần túy là vấn đề khái niệm, kĩ thuật. Vì vậy mong các bác vốn quan tâm đến kĩ thuật, bản chất quang học tham gia cùng thread.
Về tiêu cự của ống kính (Focal Length) thì trước giờ em hiểu đó là Khoảng Cách từ bề mặt Sensor đến quang tâm của hệ thấu kính (ống kính) như hình dưới:
http://www.dpreview.com/Learn/Articles/Glossary/Optical/images/picture_angle.gif
http://www.vnolas.com/images/stories/discussion/thuatngu/tieucu01.jpg
_Nhưng như các bác đã biết, quang tâm của hệ thấu kính nằm trên mặt phẳng chứa lá khẩu, (mặt phẳng điều tiết sáng hay tạm gọi là mặt phẳng khẩu độ) của ống kính.
_Trong khi đó các bác đều biết. Khoảng cách từ sensor đến ngàm ống kính của các loại DSLR là vào khoảng ~40~45mm. Vì vậy khoảng cách từ bề mặt sensor đến quang tâm của hệ thấu kính hay chính là khoảng cách từ bề mặt sensor đến mặt phẳng khẩu độ phải không được nhỏ hơn 45mm.
=>Vì vậy nếu định nghĩa TIÊU CỰ CỦA ỐNG KÍNH là khoảng cách từ mặt phẳng sensor đến quang tâm của hệ thấu kính là KHÔNG CHÍNH XÁC, bởi vẫn có những ống kính có Focal Length < 45mm, xuống đến tận 12mm.
Câu hỏi đặt ra:
Vậy thì khái niệm Tiêu Cự Ống Kính (Focal Length) thực chất là gì? Nó có ý nghĩa kĩ thuật gì? Hay thuần túy chỉ là sự suy dịch từ ANGLE VIEW ra Focal Lenth theo thước tính toán trên 35mm Sensor?
Xin trả lời bác: thứ nhất 1 lens bao gồm rất nhiều thấu kính chứ không phải là 1 thấu kính, vì vậy cái quang tâm của nó cũng không nhất thiết phải là nhỏ hơn 45 mm được.
Còn định nghĩa tiêu cự của ống kính (Focal Length) thì trước giờ em hiểu đó là Khoảng Cách từ bề mặt Sensor đến quang tâm của hệ thấu kính (ống kính) là hoàn toàn chính xác, nếu cái lens có tiêu cự 12mm thì đúng là quang tâm của nó nằm trong body và ngược lại lens 1200mm chưa đến 0.5m thì quang tâm của nó nằm ngoài lens thật.
TThach
01-05-2012, 07:19 PM
Bác đọc kĩ lại dùm em, em ghi rõ ràng là quang tâm của hệ thấu kính đó ạ.
Sau đó thì bác đọc các post tiếp theo em có trình bày nghịch lý của khái niệm này dùm em ạ. Cảm ơn bác.
aquariuzz
02-05-2012, 10:59 PM
Vì sao quang tâm hệ phải nằm trên mặt phẳng chứa lá khẩu bác giải thích thêm chỗ này được không
TThach
03-05-2012, 12:38 AM
Vì sao cho mặt phẳng khẩu độ là mặt phẳng quang tâm? Vì xét khái niệm quang tâm là điểm mà tia sáng đi qua không đổi phương. Có nghĩa chùm sáng hội tụ tại quang tâm có góc alpha thì chùm ló cũng có góc alpha. Tức ở mặt phẳng quang tâm nếu chỉ tồn tại một lỗ nhỏ thì góc nhìn vẫn đảm bảo. Chính là khi khép khẩu, dù khép đến f22, f32 tức là đường kính lá khẩu chỉ cỡ 2mm thì góc nhìn ống kính vẫn đảm bảo không bị che khuất.
Còn nếu lá khẩu không nằm ở quang tâm, thì góc nhìn của ống kính sẽ bị giới hạn bởi các lá khẩu và góc này sẽ là góc tạo bởi hình nón có đỉnh là quang tâm và đáy là lỗ tròn lá khẩu. Điều này dẫn đến góc nhìn bị phụ thuộc vào khẩu độ và không đúng với thực tiễn.
aquariuzz
03-05-2012, 09:06 AM
Vì sao cho mặt phẳng khẩu độ là mặt phẳng quang tâm? Vì xét khái niệm quang tâm là điểm mà tia sáng đi qua không đổi phương. Có nghĩa chùm sáng hội tụ tại quang tâm có góc alpha thì chùm ló cũng có góc alpha. Tức ở mặt phẳng quang tâm nếu chỉ tồn tại một lỗ nhỏ thì góc nhìn vẫn đảm bảo. Chính là khi khép khẩu, dù khép đến f22, f32 tức là đường kính lá khẩu chỉ cỡ 2mm thì góc nhìn ống kính vẫn đảm bảo không bị che khuất.
Chính là chỗ này bác ah. Mình nghĩ thế này mặt phẳng lá khẩu không nhất thiết phải đặt ở vị trí có khoảng cách tới sensor bằng tiêu cự. Vì chỉ cần là vị trí tia sáng đi qua không đổi phương (vì đây là hệ thấu kính chứ không phải 1 thấu kính). Bác thử nghiên cứu lại thử xem
TThach
03-05-2012, 10:37 AM
Bác nói cũng chính xác ạ. Nhưng cứ hễ là điểm mà tia sáng đi qua không đổi phương thì nó gọi là quang tâm bác ạ.
Bác xem xét tiếp ví dụ về lens super wide ở page 1 nhé. Cảm ơn bác đã tham gia thảo luận :D
AEIOU
03-05-2012, 03:25 PM
Em dốt quang lắm nhưng cũng tham gia 1 tí. Theo bác thì lá khẩu phải đặt tại quang tâm hệ thấu kính là đúng rồi, nhưng nhỡ hệ thấu kính gồm nhiều hệ thấu kính kết hợp lại thì sao?
Em ví dụ nhớ: Hệ thấu kính của Sigma 12-24 nó có thể gồm 3 hệ thấu kính.
Hệ thứ nhất để lấy ánh sáng đi vào được rộng nhất (theo cái góc nhìn của tiêu cự 12mm) Có thể cái hệ này chỉ gồm 1 tới 2 thấu kính thôi. Có thể tiêu cự hệ thấu kính này là 8mm chứ không nhất thiết phải 12mm.
Hệ thứ 2 là để cái lá khẩu và làm 1 số việc gì đó nữa khi zoom từ 12 tới 24. Tức là nó nhận ánh sáng từ hệ thấu kính thứ 1 rồi có thể di chuyển thấu kính trong hệ thấu kính của nó để phục vụ việc zoom sao cho góc nhìn tương ứng với 12-24mm. Tâm hệ thấu kính này thì đặt lá khẩu. Có thể tiêu cự hệ thấu kính này chạy từ 10mm tới 30mm hay cũng có thể là lớn hơn nữa.
Hệ thấu kính thứ 3 phục vụ việc focus. Có thể có 1 hay nhiều thấu kính để đưa hình ảnh rõ nét nhận được từ hệ thấu kính thứ 2 đặt đúng vào mặt phẳng sensor.
Tâm của cả 3 hệ thấu kính này sẽ là tiêu cự và có thể thay đổi từ 12mm tới 24mm tùy thuộc vào cái hệ thấu kính thứ 2 chứa lá khẩu di chuyển tới lui thế nào đó.
Nhưng cũng có thể lá khẩu đặt ở hệ thấu kính thứ 3 hoặc đầu tiên đều được cả.
TThach
03-05-2012, 08:44 PM
Cảm ơn bác AEIOU đã trả lời. Bác viết dễ hiểu và nghe logic, nhưng em muốn khẳng định lại cho chắc xem em có hiểu đúng ý bác không?
Bác cho rằng ống có nhiều cụm thấu kính có nghĩa là sẽ có nhiều quang tâm?
Vì về nguyên tắc với các ống kính đơn giản như 50mm, em nghĩ sẽ chỉ có một quang tâm thôi. Như hình vẽ bên dưới thì chắc chắn quang tâm phải nằm ở mặt phẳng khẩu độ
Minh họa:
http://nl7.upanh.com/b2.s29.d3/af82a021be5360e038dc549fed114272_44257127.vnpt.jpg
http://nl0.upanh.com/b2.s29.d4/234b73692b2cf4becadefd3684bebc36_44257130.vpt2.jpg
Nếu vậy không tồn tại điểm nào có khoảng cách 12mm tính từ bề mặt sensor hết và bác có đồng ý rằng Focal Length với Wide lens chỉ là thông số ảo, không mang tính thực tiễn mà chỉ là suy dịch từ angle view mà cụm thấu kính tạo ra đối với bề mặt sensor?
TThach
03-05-2012, 08:52 PM
Theo em thì ánh sáng sẽ truyền như thế này khi khép khẩu, và sẽ chỉ có 1 quang tâm duy nhất nơi mà tại đó đặt vòng khẩu độ.
http://nl1.upanh.com/b1.s28.d2/a907c1271cee1b28ac34c753e86aa571_44257591.1000.jpg
AEIOU
03-05-2012, 10:22 PM
Cảm ơn bác AEIOU đã trả lời. Bác viết dễ hiểu và nghe logic, nhưng em muốn khẳng định lại cho chắc xem em có hiểu đúng ý bác không?
Bác cho rằng ống có nhiều cụm thấu kính có nghĩa là sẽ có nhiều quang tâm?
Vì về nguyên tắc với các ống kính đơn giản như 50mm, em nghĩ sẽ chỉ có một quang tâm thôi. Như hình vẽ bên dưới thì chắc chắn quang tâm phải nằm ở mặt phẳng khẩu độ
Minh họa:
Nếu vậy không tồn tại điểm nào có khoảng cách 12mm tính từ bề mặt sensor hết và bác có đồng ý rằng Focal Length với Wide lens chỉ là thông số ảo, không mang tính thực tiễn mà chỉ là suy dịch từ angle view mà cụm thấu kính tạo ra đối với bề mặt sensor?
Vâng ý em đúng như bác hiểu đấy ạ. Còn còn suy dịch từ angle view hay không thì em không rõ nhưng hình như hầu hết lens đều sai nếu xét cả angle view và tiêu cự thì phải. Bác tính thử chính xác cho em cái lens 50 1.8 phi 52 thì view và lá khẩu nó cách sensor có đúng 50mm ko? (Ko phải em thách đố bác đâu chỉ là em dốt ko tính đc thôi bác đừng hiểu nhầm nhá :D ) còn lens mf ngày xưa thì rất nhiều lens chả cần tính vì nhiều lens wide em thấy dài ngoằng mà filter đa số toàn 49 với 52. À mà như 24-70L khi ở 24 thò ra chắc hơn 10cm thì chắc chắn angle view ko phù hợp giống y như sigma 12-24 bác nói rồi.
Vì sao cho mặt phẳng khẩu độ là mặt phẳng quang tâm? Vì xét khái niệm quang tâm là điểm mà tia sáng đi qua không đổi phương. Có nghĩa chùm sáng hội tụ tại quang tâm có góc alpha thì chùm ló cũng có góc alpha. Tức ở mặt phẳng quang tâm nếu chỉ tồn tại một lỗ nhỏ thì góc nhìn vẫn đảm bảo. Chính là khi khép khẩu, dù khép đến f22, f32 tức là đường kính lá khẩu chỉ cỡ 2mm thì góc nhìn ống kính vẫn đảm bảo không bị che khuất.
Còn nếu lá khẩu không nằm ở quang tâm, thì góc nhìn của ống kính sẽ bị giới hạn bởi các lá khẩu và góc này sẽ là góc tạo bởi hình nón có đỉnh là quang tâm và đáy là lỗ tròn lá khẩu. Điều này dẫn đến góc nhìn bị phụ thuộc vào khẩu độ và không đúng với thực tiễn.
@ bác TThach:
Em có con lens 300mm nhưng em vừa đo thì từ vành lắp filtre tới mount được độ hơn 20cm 1 tí.
Lắp vào body thì khoảng cách từ mặt film tới vành lắp filtre cũng chỉ hoảng 25cm (có khi không tới)
Bác nói quang tâm sẽ nằm trên mặt phẳng khẩu độ.
Vậy cái mặt phẳng các lá khẩu độ con lens của em nó nằm ở đâu???
Theo cách hiểu của bác thì nó sẽ nằm trong... Không khí :p
vantrung2410
03-05-2012, 11:11 PM
@ bác TThach:
Em có con lens 300mm nhưng em vừa đo thì từ vành lắp filtre tới mount được độ hơn 20cm 1 tí.
Lắp vào body thì khoảng cách từ mặt film tới vành lắp filtre cũng chỉ hoảng 25cm (có khi không tới)
Bác nói quang tâm sẽ nằm trên mặt phẳng khẩu độ.
Vậy cái mặt phẳng các lá khẩu độ con lens của em nó nằm ở đâu???
Theo cách hiểu của bác thì nó sẽ nằm trong... Không khí :p
cái quang tâm nằm ở mặt phẳng khẩu độ( tức là các lá khẩu) là không đúng đâu bác, vì mấy con lens cũ của canon có con có cái mặt phẳng khẩu độ đó ngay sau thấu kính ngoài cùng thì phải
pro-k
03-05-2012, 11:22 PM
thứ nhất chuyện lá khấu đặt tại tâm hệ thấu kiếng là chuyện ko có vì với 1 lens đa tiêu cự, ko lẽ cái lá khẩu nó di chuyển ?????
thứ hai bác TThach nhầm rồi.
khi gọi là tâm hệ thấu kiếng tức là người ta phải tính ra 1 cái thấu kiếng ảo tương đương, thấu kiếng đó nó hoàn toàn có thể có vị trí nhỏ hơn.
trên thực tế trong 1 thấu kiếng có 2 cụm thấu kính.
cụm thứ nhất cho bạn bạn 1 cái tiêu cự như chúng ta vừa nói, cụm thứ 2 cho phép điều khiển để vùng nét nằm ngay trên sensor
TThach
04-05-2012, 12:03 AM
@các bác: em đang đặt ra một vấn đề dựa trên một sự mâu thuẫn. các bác phải xem xét thứ tự của mâu thuẫn kẻo bảo em vô lý.
Đầu tiên em nói:
Tiêu cự của thấu kính or hệ thấu kính là khoảng cách từ sensor đến quang tâm của hệ đó khi focus ra vô cực. - đây là tiên đề, rút ra từ quang học ợ, không phải điều em mới phát minh ngày hôm qua.
Sau đó em quan tâm xem quang tâm của hệ thấu kính nằm ở đâu, ảo hay thực. Thì xét đặc tính của quang tâm thì nếu đặt vòng tròn lá khẩu tại đó thì góc nhìn hoàn toàn không bị ảnh hưởng. Trong khi nếu vòng tròn lá khẩu không đặt ở quang tâm thì ít nhiều nó cũng che bớt góc nhìn của ống kính khi khép khẩu rất sâu ~ F22 F36.
Sau đó em biện luận khoảng cách từ sensor đến mặt phẳng lá khẩu không thể được cho là tiêu cự ống kính được. Tức là bản thân em cũng thấy đây là nghịch lý, các bác lại cũng đặt câu hỏi ngược lại với em thì không giải quyết được gì mà phải phân tích được cụ thể hợp lý ở chỗ nào không hợp lý ở chỗ nào ạ.
@AEIOU: Lens 50mm f/1.4 em đáng có, có khoảng cách từ sensor đến ngàm ~ 44mm, khoảng cách từ ngàm đến mặt phẳng lá khẩu ~ 6 ~ 7mm. Rất hợp lý bác ạ.
Lens 50 f/1.4 là lens thò thụt, cụ thể cả cụm sẽ di chuyển. Khi focus vô cực, cụm di chuyển gần sensor nhất, mf lá khẩu cách sensor khoảng 48 ~ 50mm. Khi focus cận cực, cụm dịch ra xa nhất, mặt phẳng lá khẩu cách sensor 1 khoảng ~ 53~55mm tức thò thụt 5mm.
Bác có thể kiểm chứng lại là góc nhìn ở vô cực bao giờ cũng rộng hơn góc nhìn ở cận cực một chút.
pro-k
04-05-2012, 01:05 AM
Tiêu cự của thấu kính or hệ thấu kính là khoảng cách từ sensor đến quang tâm của hệ đó khi focus ra vô cực. - đây là tiên đề, rút ra từ quang học ợ, không phải điều em mới phát minh ngày hôm qua.
Sau đó em quan tâm xem quang tâm của hệ thấu kính nằm ở đâu, ảo hay thực. Thì xét đặc tính của quang tâm thì nếu đặt vòng tròn lá khẩu tại đó thì góc nhìn hoàn toàn không bị ảnh hưởng. Trong khi nếu vòng tròn lá khẩu không đặt ở quang tâm thì ít nhiều nó cũng che bớt góc nhìn của ống kính khi khép khẩu rất sâu ~ F22 F36.
sai chỗ này nè, sai kiến thức trầm trọng cả lý thuyết lẫn thực nghiệm, cái lá khẩu dc đặt sau cùng, ko hề đc đặt ngay quang tâm, chính vì thế khi khép khẩu nó vừa hạn chế ánh sáng, vừa hạn chế sáng có biên độ lớn (các tia sáng này gây mờ biên), làm cho ảnh sắc nét hơn.
Sau đó em biện luận khoảng cách từ sensor đến mặt phẳng lá khẩu không thể được cho là tiêu cự ống kính được. Tức là bản thân em cũng thấy đây là nghịch lý, các bác lại cũng đặt câu hỏi ngược lại với em thì không giải quyết được gì mà phải phân tích được cụ thể hợp lý ở chỗ nào không hợp lý ở chỗ nào ạ.
sai từ chỗ thứ 2 rồi nên cái này cũng sai luôn rồi khỏi bình luận chỗ này nhé
cái khiến bạn bị mâu thuẫn là bạn suy nghĩ quá nhiều, dữ kiện bạn bị thiếu, lại ko thực nghiệm.
hơn nữa suy nghĩ của bạn nó đơn giản quá, mình lấy 1 ví, nếu bạn nói lá khẩu đặt ngay tâm hệ thống kiếng thì làm sao ấy ống Zoom nó di chuyện cả lá Khẩu à.
mình cái nói thẳng là do bạn nói quá nhiều thứ, lòng vòng nên bạn chả phân biệt dc cái gì bạn nói đúng nói sai, tự bạn mâu thuẫn thôi, chỗ mình đánh dấu đỏ là những chỗ bạn nên xem lại, sai trầm trọng, che sáng và góc nhìn nó ko liên quan tới nhau, bạn đang bị nhầm giữa Angel View và View Area.
lấy ví dụ nhé :
bạn đứng giữa đồng nhìn 1 quả núi, khi bạn lấy miếng giấy đục cái lỗ đủ nhỏ chỉ thấy đỉnh núi thì cái đó là bạn đang giảm View Area
còn bạn lấy ống nhòm để nhìn quá núi thì bạn đang giảm View Angle
về cơ bản ta đều thấy chỉ ngọn núi, khác nhau là ở độ phân giải và tỉ lệ của ngọn núi với frontground/background.
AEIOU
04-05-2012, 11:49 AM
Em thì nghĩ cái lá khẩu nó nằm ở quang tâm của 1 hệ thấu kính con nào đó trong lens thì đúng hơn. Nếu không phải đặt tại quang tâm thì bác nào thử làm cái giấy đen đục 1 cái lỗ rồi đặt vào đít lens hay đặt trước lens cũng được (như làm bokeh tự tạo í) xong chụp xem ảnh nó có bị tối góc không. Bác nào giải thích cho em xem tại sao đa số lens khi khép khẩu lại giảm tối góc (Vignetting) chứ không phải tăng.
Em nghĩ đặt lá khẩu ở quang tâm thấu kính là đúng vì mục đích của lá khẩu làm giảm các tia sáng đi lệch quang tâm do thấu kính không chuẩn tuyệt đối được (tia sáng đi lệch quang tâm thì thấu kính sau xử lý sẽ sai lệch nên ảnh sẽ kém nét, viền tím ...). Chính các tia sáng đi lệch quang tâm này lại làm ảnh sáng hơn nhưng vì nó đi sai gây sai lệch nên phải giảm đi nếu muốn ảnh tốt hơn. Nhưng quang tâm mà đặt thấu kính chỉ là 1 trong nhiều quang tâm trong lens thôi chứ không phải quang tâm của lens. Tiêu cự của lens có thể coi như là điểm tổng kết cuối năm của 1 học sinh trong đó có nhiều điểm trong quá trình học tập cả năm cũng như lens có nhiều tiêu cự của từng nhóm thấu kính. Điểm tổng kết cũng có thể nằm trong số điểm thi cũng có thể nằm ngoài số điểm thi trong năm vì nó là điểm trung bình rồi lại nhân hệ số + một số công thức và xyz gì đó nữa :12:
TThach
04-05-2012, 01:16 PM
Em đọc bài bác proK xong định trả lời thì ngay bên dưới bác AEIOU đã viết ra đúng những điều em định viết rồi ạ. Không những thế bác còn viết rất dễ hiểu. Mong các bác tiếp tục trình bày quan điểm, hạn chế những cụm từ như "bạn nhầm cơ bản, bạn nói quá nhiều, bạn không biết..." để tranh luận trở nên thoải mái hơn. Những cái em sai bác chỉ cần chỉ ra sai ở đâu lập tức em tự biết em sai rồi nếu như cái bác nói là đúng!
Bác AEIOU chưa nói đến 1 điều mà bác pro K nói tới đó là vì sao đóng khẩu thì nét lại sâu hơn. Độ nét sâu liên quan đến tỉ lệ đường kính của khu vực quang tâm so với chiều dài tiêu cự, cái này thuần túy quang hình. Em thấy nó chỉ càng minh chứng lá khẩu phải nằm ở mặt phẳng quang tâm.
TThach
04-05-2012, 01:25 PM
cá nhân em lại không cho rằng hệ thấu kính sẽ có nhiều cụm quang tâm với super wide lens.
Em đã quan sát rất nhiều và thấy những super wide lens nhìn từ mặt trước đều có dạng các thấu kính càng vào trong càng nhỏ dần (em đang nói đến "cái mình nhìn thấy" nha) và dù có thay đổi góc nhìn, miễn nằm trong angle view của ống kính thì ta vẫn nhìn vào đến thấu kính sau cùng và vào trong gương lật. Điều này minh chứng cho việc ánh sáng được truyền đi theo dạng phễu (như hình dưới) chứ không phải dích dắc như lập luận nhiều quang tâm của bác.
Bởi lẽ nếu ánh sáng truyền đi theo zich zac nhiều quang tâm thực như bác nói thì khi nhìn từ mặt trước của ống kính đã phải quan sát thấy một số thấu kính bị lộn ngược chiều và to nhỏ khác nhau. Bác có hiểu ý em đang nói không ạ?
http://nl1.upanh.com/b1.s28.d2/a907c1271cee1b28ac34c753e86aa571_44257591.1000.jpg
pro-k
04-05-2012, 03:59 PM
@TThach : thưa bạn, mặc dù mình đã rất cố gắng nhưng mình phải nói 1 câu khiến bạn buồn lòng "cái kiến thức quang hình" của bạn nó sai trầm trọng, nói chính xác hơn là bạn bị thiếu thốn kiến thức nhưng vẫn cố biện luận.
bạn chưa hề tính đế độ phủ, diện tích màn ảnh, tiết diện thấu kính, độ phú ánh sáng mà toàn kết luận bậy bạ.
bạn có bao giờ mở ống kiếng ra và nhìn xem cái lá khẩu nó nằm đâu trong ống kiếng không ??
bạn có bao giờ tính thử tiết diện phủ của ống kính lên hình ảnh chưa ?
còn nữa, khi vẽ sơ đồ quang hình người hay vẽ đương hội tụ qua tâm thấu kiếng để hàm ý xác định quang tâm, và xác định các tia sáng ko đổi hường, chứ ko có nghĩa ánh sáng nơi đó bị tụ lại, việc dặt cái lá khẩu ngay quang tâm của hệ là 1 kết luận tầm bậy.
bạn toàn suy ra nhưng ko dựa trên thực nghiệm, những kiến thức bạn dẫn chứng nó đều rời rạc, và chỉ đúng khi đứng một mình, bạn thiếu những kết luận liên kết nên tự thấy mâu thuẫn, mình tranh luận với bạn như vậy là đã dịu giọng lắm rồi, con người ta nghe thấy đúng thấy sai thì tùy hứng thôi.
@Aeiou : khi khép khẩu nó sẽ giảm tia sáng rìa, các tia sáng rìa này gây hiện tiện tối góc và nhòe, việc đặt lá khẩu đúng chỗ vưa khít độ phủ của sensor nó sẽ ko khiến gây tối góc, chứ nếu lá khẩu nó đắt trước ống kiếng thì tối góc là cái chắc.
TThach
04-05-2012, 06:23 PM
Em hiểu cảm giác của bác pro-k. Nhưng em nghĩ tranh luận chưa ngã ngũ mà bác phun vào mặt em như thế thì em vô cùng bất toại. Đã đành bị bác phun vào mặt như thế. Bây giờ thế này đi, biết bác làm ảnh đã lâu, sử dụng các phần mềm sửa ảnh hay đồ họa chắc cũng nhoay nhoáy. Em mong bác bớt chút thời gian mô phỏng hóa đường truyền của tia sáng bao phủ toàn bộ trường nhìn của ống kính vào đến sensor thì thôi nhưng lưu ý là vẽ trong trạng thái ống kính đang khép khẩu tối đa, với F32 thì độ rộng của lá khẩu, đường kính vào cỡ 1,5~2mm không đáng kể so với đường kính các thấu kính.
Xin mời bác. Bác vẽ ra được để em với bác AEIOU nhìn vào không còn điểm gì lăn tăn thì tất cả những gì bác nói em em xin nhận hết.
//Cũng nói ngoài lề với bác để bác hiểu em tự ái ntn, em tuy không phải chuyên gia quang hình nhưng kiến thức quang hình phổ thông và đạt đến trình độ thi quốc gia vật lý thì em nắm chắc, vì em tuyển chuyên Lý quốc gia, em hiểu tất cả những điều bác nói nhưng cũng hiểu cái nào có thể hiểu đơn giản cái nào phải tính toán chi lý đến từng mm chiều dày. Mở ống kính ra em đã mở, quan sát lá khẩu em đã từng. Với tất cả các ống kính M42 em đã từng mang đi sửa. Kính bác!
(nếu bác không tin em tuyển Lý quốc gia có thể liên lạc về trường THPT Chuyên Thái Bình, lớp Lý khóa 06-09 do thầy Nguyễn Thanh Sơn dẫn dắt đội tuyển)
AEIOU
04-05-2012, 08:43 PM
cá nhân em lại không cho rằng hệ thấu kính sẽ có nhiều cụm quang tâm với super wide lens.
Em đã quan sát rất nhiều và thấy những super wide lens nhìn từ mặt trước đều có dạng các thấu kính càng vào trong càng nhỏ dần (em đang nói đến "cái mình nhìn thấy" nha) và dù có thay đổi góc nhìn, miễn nằm trong angle view của ống kính thì ta vẫn nhìn vào đến thấu kính sau cùng và vào trong gương lật. Điều này minh chứng cho việc ánh sáng được truyền đi theo dạng phễu (như hình dưới) chứ không phải dích dắc như lập luận nhiều quang tâm của bác.
Bởi lẽ nếu ánh sáng truyền đi theo zich zac nhiều quang tâm thực như bác nói thì khi nhìn từ mặt trước của ống kính đã phải quan sát thấy một số thấu kính bị lộn ngược chiều và to nhỏ khác nhau. Bác có hiểu ý em đang nói không ạ?
Em không rõ lắm nhưng ví dụ 1 lens em đang có (Em có thể đưa lens cho bác hoặc bác nào muốn xem nhưng đừng bắt em tháo ra xem nhá :D)
Carl Zeiss 28mm F2.0 Distagon mà mọi người gọi nó là holywood í:
Gồm 9 thấu kính trong 8 nhóm, góc nhìn 74 độ, filter 55mm, kích thước: rộng: 62mm dài 76mm
Bác vẽ hình mô phỏng xem nếu chỉ có 1 quang tâm thì ánh sáng nó chạy thế nào để tới được cái sensor với góc nhìn ấy, chiều dài và đường kính filter như thế? Đọc lại em mới nhớ ra là nó ngàm C/Y thì khoảng cách từ mount tới film hình như hơn 45mm, cái lens nó thụt vào sau mount khoảng 2.5mm
Có thể ánh sáng nó đi ziczac thế nào đó mà mình nhìn vào nó lộn đi lộn lại thành ko lộn hoặc lộn mà mình không biết chứ.
@Aeiou : khi khép khẩu nó sẽ giảm tia sáng rìa, các tia sáng rìa này gây hiện tiện tối góc và nhòe, việc đặt lá khẩu đúng chỗ vưa khít độ phủ của sensor nó sẽ ko khiến gây tối góc, chứ nếu lá khẩu nó đắt trước ống kiếng thì tối góc là cái chắc.
Cái bác nói về lá khẩu làm giảm tia sáng ở rìa thì em hiểu rồi nhưng em thấy đặt đúng quang tâm của thấu kính hoặc hệ thấu kính cũng có lý chứ. Theo bác nếu nó không nằm ở quang tâm thì nó nằm ở đâu? Trước hay sau quang tâm và tại sao? Còn cái miếng bìa đen đục lỗ đặt trước hay sau lens đều tối góc là chắc chắn vì em thử rồi mà.
TThach
04-05-2012, 09:58 PM
cái đó rất dễ giải thích bác ạ. em có thể giải thích bằng lời nhưng nếu bác cung cấp cho em những thông số quan trọng để em có thể vẽ mô hình thì sau đó 20 phút em sẽ dựng mô phỏng đường truyền sáng cho bác xem
Em hiểu cảm giác của bác pro-k. Nhưng em nghĩ tranh luận chưa ngã ngũ mà bác phun vào mặt em như thế thì em vô cùng bất toại. Đã đành bị bác phun vào mặt như thế. Bây giờ thế này đi, biết bác làm ảnh đã lâu, sử dụng các phần mềm sửa ảnh hay đồ họa chắc cũng nhoay nhoáy. Em mong bác bớt chút thời gian mô phỏng hóa đường truyền của tia sáng bao phủ toàn bộ trường nhìn của ống kính vào đến sensor thì thôi nhưng lưu ý là vẽ trong trạng thái ống kính đang khép khẩu tối đa, với F32 thì độ rộng của lá khẩu, đường kính vào cỡ 1,5~2mm không đáng kể so với đường kính các thấu kính.
Xin mời bác. Bác vẽ ra được để em với bác AEIOU nhìn vào không còn điểm gì lăn tăn thì tất cả những gì bác nói em em xin nhận hết.
//Cũng nói ngoài lề với bác để bác hiểu em tự ái ntn, em tuy không phải chuyên gia quang hình nhưng kiến thức quang hình phổ thông và đạt đến trình độ thi quốc gia vật lý thì em nắm chắc, vì em tuyển chuyên Lý quốc gia, em hiểu tất cả những điều bác nói nhưng cũng hiểu cái nào có thể hiểu đơn giản cái nào phải tính toán chi lý đến từng mm chiều dày. Mở ống kính ra em đã mở, quan sát lá khẩu em đã từng. Với tất cả các ống kính M42 em đã từng mang đi sửa. Kính bác!
(nếu bác không tin em tuyển Lý quốc gia có thể liên lạc về trường THPT Chuyên Thái Bình, lớp Lý khóa 06-09 do thầy Nguyễn Thanh Sơn dẫn dắt đội tuyển)
Vậy với trình độ Vật lý cấp Cuốc Ra, em xin hỏi bác điều này:
Con ống kính của em nó chỉ dài 21cm, tiêu cự của nó là 30cm. Khi lấp vào máy ảnh thì chiều dài cả ống kính và thân máy cộng lại chỉ độ 25-26 cm thì cái màn đóng mở khẩu của cái ống kính ấy nó sẽ nằm ở đâu???
Em rất mong câu trả lời của bác đấy .
Riêng về m42, về Hanoi em xin hầu bác.
Bác đã từng dùng đồ quang học nào có tên là Leica nặng độ ... 500kg chưa???
@các bác: em đang đặt ra một vấn đề dựa trên một sự mâu thuẫn. các bác phải xem xét thứ tự của mâu thuẫn kẻo bảo em vô lý.
Đầu tiên em nói:
Tiêu cự của thấu kính or hệ thấu kính là khoảng cách từ sensor đến quang tâm của hệ đó khi focus ra vô cực. - đây là tiên đề, rút ra từ quang học ợ, không phải điều em mới phát minh ngày hôm qua.
Sau đó em quan tâm xem quang tâm của hệ thấu kính nằm ở đâu, ảo hay thực. Thì xét đặc tính của quang tâm thì nếu đặt vòng tròn lá khẩu tại đó thì góc nhìn hoàn toàn không bị ảnh hưởng. Trong khi nếu vòng tròn lá khẩu không đặt ở quang tâm thì ít nhiều nó cũng che bớt góc nhìn của ống kính khi khép khẩu rất sâu ~ F22 F36.
Sau đó em biện luận khoảng cách từ sensor đến mặt phẳng lá khẩu không thể được cho là tiêu cự ống kính được. Tức là bản thân em cũng thấy đây là nghịch lý, các bác lại cũng đặt câu hỏi ngược lại với em thì không giải quyết được gì mà phải phân tích được cụ thể hợp lý ở chỗ nào không hợp lý ở chỗ nào ạ.
@AEIOU: Lens 50mm f/1.4 em đáng có, có khoảng cách từ sensor đến ngàm ~ 44mm, khoảng cách từ ngàm đến mặt phẳng lá khẩu ~ 6 ~ 7mm. Rất hợp lý bác ạ.
Lens 50 f/1.4 là lens thò thụt, cụ thể cả cụm sẽ di chuyển. Khi focus vô cực, cụm di chuyển gần sensor nhất, mf lá khẩu cách sensor khoảng 48 ~ 50mm. Khi focus cận cực, cụm dịch ra xa nhất, mặt phẳng lá khẩu cách sensor 1 khoảng ~ 53~55mm tức thò thụt 5mm.
Bác có thể kiểm chứng lại là góc nhìn ở vô cực bao giờ cũng rộng hơn góc nhìn ở cận cực một chút.
------------
Bạn Pro-k nói đúng đấy bạn ạ khi nhận xét là bạn hơi bị nhầm lẫn khi cho rằng vòng tròn lá khẩu đặt ở quang tâm của hệ thấu kính. Thực ra thì nó không hề đặt ở đó mà nằm ở giữa 2 cụm thấu kính. Lý do vì sao thì có thể tra wiki mà. Mình đặt mấy cái link sau để bạn tham khảo nhé.
http://en.wikipedia.org/wiki/Focal_length
http://en.wikipedia.org/wiki/Photographic_lens_design
Còn cái link dưới đây để giải thích cho sự nhầm lẫn giữa cái gọi là "nodal point" của hệ thấu kính với điểm vòng tròn lá khẩu.
http://en.wikipedia.org/wiki/Nodal_point#Nodal_points
P/S: Rất thích sự tìm hiểu của bạn vì mình cũng là dân chuyên lý. Cũng thi quốc gia năm 82 - năm đầu tiên có thi môn này (trước chỉ có toán, văn và tiếng Nga). Càng vui khi biết bạn học chuyên Thái Bình (hình như trước đây nó là Lê Quý Đôn thì phải vì mình có vài bạn học từ trường đó). Thân.
TThach
04-05-2012, 11:39 PM
Em đã biết là lá khẩu nằm độc lập với các thấu kính bác ạ. Thực ra trong đầu em hình dung là lá khẩu phải đặt ở cái điểm mà ở đó có sự giao cắt của các tia sáng và từ đó có sự đảo chiều của ảnh. Chính là các điểm thắt trong hình em mô tả dưới đây vậy. Cho đến bây giờ em thừa nhận em đã ngộ nhận điểm như thế với quang tâm vì cái tính chất tia sáng đi qua điểm đó không đổi phương.
http://nl1.upanh.com/b1.s28.d2/a907c1271cee1b28ac34c753e86aa571_44257591.1000.jpg
Mặc dù vậy thắc mắc vẫn còn tồn tại. Liệu với lens 12mm thì quang tâm của hệ có nằm cách bề mặt sensor 12mm? Nếu không thì tiêu cự 12mm được đo từ đâu đến đâu hay chỉ được translate từ angle view mà ống kính tạo ra?
//chú VQN, trường cháu tách ra từ trường chuyên Nguyễn Trãi dưới Vũ Thư và cả trường LQD, chính thức thành lập từ năm 1988. Rất vui nếu được làm quen với chú.
AEIOU
04-05-2012, 11:44 PM
------------
Bạn Pro-k nói đúng đấy bạn ạ khi nhận xét là bạn hơi bị nhầm lẫn khi cho rằng vòng tròn lá khẩu đặt ở quang tâm của hệ thấu kính. Thực ra thì nó không hề đặt ở đó mà nằm ở giữa 2 cụm thấu kính. Lý do vì sao thì có thể tra wiki mà. Mình đặt mấy cái link sau để bạn tham khảo nhé.
http://en.wikipedia.org/wiki/Focal_length
http://en.wikipedia.org/wiki/Photographic_lens_design
Còn cái link dưới đây để giải thích cho sự nhầm lẫn giữa cái gọi là "nodal point" của hệ thấu kính với điểm vòng tròn lá khẩu.
http://en.wikipedia.org/wiki/Nodal_point#Nodal_points
Trong link bác đưa: http://en.wikipedia.org/wiki/Photographic_lens_design câu cuối cùng của phần Aperture control có: Typically the diaphragm is situated at about the level of the optical centre of the lens. Em nhờ cụ Gúc dịch ra là thông thường cái lá khẩu nó nằm ở trung tâm quang học của ống kính. Cái trung tâm quang học đó có giống cái bác TThach gọi là tâm quang không bác?
Em thì không theo bác TThach là đặt tại quang tâm của ống kính mà nó đặt tại cái điểm nào đó nằm trong ống kính. Điểm đó là điểm mà ánh sáng giao với nhau như hình trong link bác đưa thì nó là điểm f và là tiêu cự của thấu kính (nơi mà các đường ánh sáng đi vào sẽ đổi hướng và tập trung ở đó) (không biết tiêu cự có phải đó là quang tâm không?) Lá khẩu có thể đặt tại tiêu cự của thấu kính hoặc một số thấu kính nào đó trong lens để chặn lại các tia sáng lệch lạc làm sai lệch như độ nét, tối góc, quang sai viền tím... (Em không đề cập đến DOF theo khẩu cho đơn giản hơn). Nếu đặt lệch thì lá khẩu sẽ chặn cả các tia sáng đi đúng qua quang tâm nhưng đến từ rìa thấu kính làm vùng nhìn (cái này bác pro-K nói em mới để ý nó chỉ giảm vùng nhìn còn góc nhìn chắc vẫn như cũ) bị hẹp lại làm ảnh bị tối góc như em nói làm bokeh tự chế bằng bìa đen í (tức là giảm vùng nhìn).
Em chỉ toàn suy luận thôi chứ lý thuyết em dốt lắm, cố cãi các bác dạy cho em biết hơn, em sai chỗ nào các bác cố giải thích cho em hiểu chứ đừng mắng em bướng nhá. Em cảm ơn các bác trước.
TThach
04-05-2012, 11:54 PM
Thực ra xuất phát từ chính cái hình đầu tiên của dpreview
http://www.dpreview.com/Learn/Articles/Glossary/Optical/images/picture_angle.gif
Điểm mà em cho là tâm quang là điểm thắt của chùm sáng và từ đó có sự vắt chéo và đổi chiều ảnh. Chắc chắn dù là lens wide hay tele thì những điểm thắt này theo em chỉ có một và luôn nằm trong lens. Những điểm này nằm trong không khí và giữa các thấu kính, chính là nơi đặt các lá khẩu. Và vì tính chất tia sáng đi qua không đổi phương nên em cho rằng đó phải là tâm quang của cả hệ.
TThach
05-05-2012, 12:00 AM
@AEIOU: Thực ra chẳng giảm vùng nhìn cũng chẳng giảm góc nhìn bác ơi. Em không hiểu ý bác vùng nhìn với góc nhìn thì có gì khác nhau nữa.
Khép khẩu thì có tác dụng là lọc bớt các tia sáng từ vật thật đến thấu kính. Bình thường khi mở khẩu thì ánh sáng từ vật sẽ đi qua toàn bộ thấu kính và cho ảnh. Khi khép khẩu lại thì nó chặn bớt chỉ lấy ánh sáng từ một phần diện tích nhỏ ở thấu kính phía trước mà thôi. Như ví dụ dưới đây (ảnh của bác AprilRain mô tả)
http://nl7.upanh.com/b5.s28.d3/36f034b12b0258ed3504e2931d8abc9f_44309137.lens2.gi f
Tóm lại em thừa nhận em ngộ nhận điểm thắt nút đó với quang tâm :)
Vấn đề bây giờ là nếu định nghĩa về tiêu cự là "khoảng cách giữa sensor đến quang tâm" thì với super wide và tele lens thì điểm quang tâm đó nằm ngoài ống kính. Vậy vấn đề ở đây là định nghĩa không hoàn toàn đúng hay là thực sự tồn tại những điểm đó? Nếu tồn tại những điểm đó thì nó có ý nghĩa quang học như thế nào?
AEIOU
05-05-2012, 12:18 AM
Điểm mà em cho là tâm quang là điểm thắt của chùm sáng và từ đó có sự vắt chéo và đổi chiều ảnh. Chắc chắn dù là lens wide hay tele thì những điểm thắt này theo em chỉ có một và luôn nằm trong lens. Những điểm này nằm trong không khí và giữa các thấu kính, chính là nơi đặt các lá khẩu. Và vì tính chất tia sáng đi qua không đổi phương nên em cho rằng đó phải là tâm quang của cả hệ.
Em vẫn nghĩ 1 số lens wide có thắt nhiều lần như cái T* 28F2 dài ngoằng í. Bác nói thì tâm quang cả hệ là điểm đặt lá khẩu thế các lens wide tiêu cự như 12mm hay 8mm thì là tiêu cự có phải phải tiêu cự thực tế không vì cái gương lật đã hơn gấp đôi khoảng cách đó rồi (gương phải lớn hơn kích thước sensor 36x24 mm). Mà nghĩ lại em thấy có vấn đề nữa chưa hiểu là sao cái lens EF 15mm của Canon hay lens mới là 8-15 thì không chạm gương mà lens MF wide hay chạm gương thế, máy phim ngày xưa cũng FF chứ và khoảng cách từ phim tới ngàm còn gần hơn khoảng cách sensor tới ngàm EF. Cái gương Canon làm to hơn sensor nhiều thế để làm gì nhỉ?
alibooboo
05-05-2012, 12:24 AM
Dear cả nhà! Cho em xin mạo muội vào tham gia thảo luận, cũng là để sáng tỏ thêm nhiều thắc mắc, giả thiết trong đầu.
1. Theo em, vùng nhìn với góc nhìn khác nhau đấy chứ ạ. Nikkor 38/1.8G DX và 35/2D cho góc nhìn giống nhau, nhưng vùng nhìn khác nhau (35/2D rộng hơn - do đó không bị tối góc khi gắn lên FX).
2. Bằng cách ghép nhiều thấu kính phân kỳ và hội tụ vào trong một lens, người ta có thể tạo ra một hệ thấu kính có tiêu cự tương đương theo ý muốn - điều này phụ thuộc vào cách sắp xếp, tiêu cự các thấu kính thành phần, có khi cả khoảng cách giữa các thấu kính ạ. Do đó, tiêu cự của lens em cho là tiêu cự của hệ thấu kính trên, quang tâm của hệ có thể nằm khoảng giữa hoặc ngoài các thấu kính của hệ.
3. Mỗi một điểm nằm trên mặt phẳng lấy nét, sẽ phát ra vô số tia sáng (điểm nào cũng thế, nhưng xét cho 1 điểm này đã nhé), đập tới thấu kính đầu tiên của lens gồm 1 chùm tia dạng hình nón. Chùm tia này khúc xạ qua một loạt thấu kính, hội tụ tại một điểm sau lens trên sensor) cũng dưới dạng 1 hình nón (với số lượng tia có thể nhỏ hơn số lượng đã đập vào thấu kính đầu tiên).
Lá khẩu, sẽ được đặt tại 1 mặt phẳng vuông góc với trục của lens mà tại đó, chùm tia hình nón trên cắt mặt phẳng đó tại theo tiết diện hình tròn có tâm thuộc trục của lens). Các lá khẩu sẽ giới hạn lại viền của chùm tia hình nón này, còn lại một chùm tia hình nón nhỏ hơn với viền có hình dạng của các lá khẩu.
Với những điểm khác nằm ngoài mặt phẳng lấy nét, đường đi của các tia sáng phát ra từ điểm đó cũng thuộc dạng hình nón, có viền giống hình dạng các lá khẩu như trê, chỉ khác là hình nón này không có đỉnh hội tụ trên sensor mà trước hoặc sau sensor - Do đó giao của chùm tia này với sensor là một mặt cắt có hình dạng của các lá khẩu trên, điều này giải thích tại sao nhiều lá khẩu bokeh lại tròn.
Vấn đề của nhà sản xuất là tìm được vị trí đặt các lá khẩu sao cho các chùm tia đều cắt mặt phẳng đấy với tiết diện có tâm thuộc trục của lens - mặt phẳng này có thể không chưa tiêu điểm ảo của hệ nói trên.
Cũng xét đường đi của các tia sáng phát ra từ điểm theo dạng hình nón nói trên, ta sẽ thấy lens có tiêu cự càng dài thì DOF càng mỏng hơn, khi so sánh độ to của các tiết diện của các hình nón cắt sensor.
AEIOU
05-05-2012, 07:55 AM
Bác alibooboo:
1. Em giơ tay ủng hộ bác.
2. Em giơ cả 2 tay đồng ý với bác luôn.
3. Bác giải thích về bokeh em hiểu luôn.
Nhưng phần DOF thì hơi ngắn gọn, may là em cũng hiểu nôm na rồi.
Nhưng vấn đề chính của topic này có phải là hình dạng lá khẩu và bokeh đâu bác.
Bác chủ TThach thắc mắc là cái tiêu cự ống kính có phải là tiêu cự thực không? Nhưng sau đó phát sinh thêm là cái lá khẩu đặt ở vị trí nào trong ống kính? (Vị trí đối với các tia sáng ạ chứ chắc chắn nó phải không chạm hoặc chồng vào thấu kính rồi)
alibooboo
05-05-2012, 09:01 AM
Vâng, vì có một bác đề cập đến DOF khi khép khẩu với thay đổi tiêu cự nên em nói ra ngoài một chút, rất may là không đi sâu vào tránh sa đà.
Trở lại vấn đề tiêu cự thấu kính, em đồng ý với một số quan điểm đã được đưa ra ở đây và cho rằng:
- Lens có tiêu cự x (mm) có thể coi là một hệ thấu kính có thể cho ra ảnh hệt như một thấu kính tương đương tiêu cự x (mm) nhưng khác là vị trí của ảnh thật cho bởi lens nằm khác với vị trí cho ảnh thật của 1 thấu kính tương đương kia. Điều này giúp ảnh thật qua lens hiện lên trên sensor.
- Có thể chia các thấu kính trong lens thành 2 nhóm lớn: Một nhóm tạo ra ảnh* cho bởi thấu kính x (mm) đúng như thông số tiêu cự x (mm) của lens. Nhóm còn lại sẽ dời ảnh này tạo ảnh trên sensor**.
Đây là cách chia nhóm chung, thực tế có thể sẽ không có một ảnh (*) nào nói trên được tạo ra ở khâu trung gian cả - nó to hơn, nhỏ hơn... - nhưng hình ảnh khi cho ra bởi cả lens sẽ vẫn là (**)
- Vì thế tiêu cự thấu kính ở đây em cho rằng nó là con số, nó vẫn thể hiện được góc nhìn của tiêu cự x (mm), còn nếu muốn biết nó nằm ở đâu trên trục của lens khi gắn vào body, ta có thể cho rằng nó chính bằng khoảng cách từ sensor tới tâm ảo của lens, là tâm của hệ 2 nhóm thấu kính chung nói trên. Khi đã xem nó chỉ là con số, dường như điều này không còn quan trọng lắm.
- Về lá khẩu, khi đã chia lens ra thành các nhóm thấu kính, ở trên chia là 2 nhưng có thể nhiều hơn nữa - miễn sao cho kết quả của các nhóm đấy vẫn là hình ảnh (**) thì các lá khẩu có thể đặt tại tâm của một nhóm nào đấy (chưa biết nằm ngoài có tồn tại mặt phẳng nào như thế không - nghiên cứu thêm), miễn là thỏa mãn cái ý em đã nêu ở post trước: Các chùm tia sáng cắt mặt phẳng khẩu độ tại những tiết diện có tâm thuộc trục của lens. Điều này đảm bảo khi khép khẩu thì vẫn không bị mất dữ liệu của chùm tia nào đó.
Vâng, vì có một bác đề cập đến DOF khi khép khẩu với thay đổi tiêu cự nên em nói ra ngoài một chút, rất may là không đi sâu vào tránh sa đà.
Trở lại vấn đề tiêu cự thấu kính, em đồng ý với một số quan điểm đã được đưa ra ở đây và cho rằng:
- Lens có tiêu cự x (mm) có thể coi là một hệ thấu kính có thể cho ra ảnh hệt như một thấu kính tương đương tiêu cự x (mm) nhưng khác là vị trí của ảnh thật cho bởi lens nằm khác với vị trí cho ảnh thật của 1 thấu kính tương đương kia. Điều này giúp ảnh thật qua lens hiện lên trên sensor.
- Có thể chia các thấu kính trong lens thành 2 nhóm lớn: Một nhóm tạo ra ảnh* cho bởi thấu kính x (mm) đúng như thông số tiêu cự x (mm) của lens. Nhóm còn lại sẽ dời ảnh này tạo ảnh trên sensor**.
Đây là cách chia nhóm chung, thực tế có thể sẽ không có một ảnh (*) nào nói trên được tạo ra ở khâu trung gian cả - nó to hơn, nhỏ hơn... - nhưng hình ảnh khi cho ra bởi cả lens sẽ vẫn là (**)
- Vì thế tiêu cự thấu kính ở đây em cho rằng nó là con số, nó vẫn thể hiện được góc nhìn của tiêu cự x (mm), còn nếu muốn biết nó nằm ở đâu trên trục của lens khi gắn vào body, ta có thể cho rằng nó chính bằng khoảng cách từ sensor tới tâm ảo của lens, là tâm của hệ 2 nhóm thấu kính chung nói trên. Khi đã xem nó chỉ là con số, dường như điều này không còn quan trọng lắm.
- Về lá khẩu, khi đã chia lens ra thành các nhóm thấu kính, ở trên chia là 2 nhưng có thể nhiều hơn nữa - miễn sao cho kết quả của các nhóm đấy vẫn là hình ảnh (**) thì các lá khẩu có thể đặt tại tâm của một nhóm nào đấy (chưa biết nằm ngoài có tồn tại mặt phẳng nào như thế không - nghiên cứu thêm), miễn là thỏa mãn cái ý em đã nêu ở post trước: Các chùm tia sáng cắt mặt phẳng khẩu độ tại những tiết diện có tâm thuộc trục của lens. Điều này đảm bảo khi khép khẩu thì vẫn không bị mất dữ liệu của chùm tia nào đó.
Mình muốn làm rõ thêm một số điểm trong phần viết của bạn ở trên như sau:
1. Về quang học: Định nghĩa về tiêu cự của 1 ống kính (với một tập hợp các thấu kính) khác với định nghĩa về tiêu cự của 1 thấu kính (đơn và có chiều dày KHÔNG ĐÁNG KỂ). Đối với ống kính người ta nói đến Tiêu cự hiệu dụng (EFL_ efective focal lenght) - là khoảng cách từ tiêu điểm đến mặt của thấu kính đầu tiên - tất nhiên là tính theo trục quang học của hệ). Còn đối với thấu kính đơn, tiêu cự được tính là khoảng cách từ tiêu điểm đến tâm của thấu kính. Tiêu cự này hiển nhiên chỉ phụ thuộc vào thấu kính/ hệ thấu kính mà không phụ thuộc vào bất kỳ yếu tố nào khác (tất nhiên với giả thiết là thấu kính/ hệ thấu kính đặt hoàn toàn trong môi trường không khí).
2. Trong nhiếp ảnh: Định nghĩa về tiêu cự của 1 ống kính được xác định là khoảng cách từ tiêu điểm (hay quang tâm như trong bài viết của bạn TThach) của hệ thấu kính (điểm hội tụ ánh sáng) tới bề mặt phim hoặc cảm biến (như cái hình đầu tiên của dpreview). Đồng thời họ cũng sử dụng khái niệm "điểm hội tụ - nodal point) chứ không phải là tiêu điểm quang học - focal point (mà theo định nghĩa mà bạn TThach đã nêu là phải hội tụ + không chuyển hướng). Như vậy có thể thấy rõ là tiêu cự ống kính trong máy ảnh không phải là tiêu cự quang học tuần túy của hệ thấu kính tạo nên ống kính nữa và còn tùy thuộc vào cái phim/ cảm biến (bề mặt tạo ảnh nói chung) được đặt ở chỗ nào. Đối với máy film 35mm (hoặc full frame), một thấu kính có tiêu cự (được gọi là) 50mm thì các ánh sáng từ các vật thể ở vô cực sẽ hội tụ ở 1 điểm cách bề mặt film đúng 50mm. Khi vật thể không ở vô cực, điểm hội tụ sẽ bị dịch chuyển ra xa bề mặt phim hơn nên phải dùng vành focus để điều chỉnh 1 nhóm thấu kính đưa điểm hội tụ đó về đúng điểm cách mặt film 50mm. Tủy thuộc vào nhóm thấu kính cuối cùng của ống kính là phân kỳ hay hội tụ mà điểm hội tụ đó nằm phía sau đuôi ống kính hay nằm trong bản thân ống kính. Trong trường hợp trong ống kính sử dụng gương phản xạ (một số siêu tele của Nga) thì điểm hội tụ này còn có thể nằm phía trước thấu kính đầu tiên luôn. Điều này lý giải tại sao có ống kính được gọi là tiêu cự 800mm mà lại chỉ dài (vật lý) có 500-600mm.
3. Góc nhìn và giá trị tiêu cự: Như đã trình bày ở trên, do tiêu điểm và tiêu cự của ống kính máy ảnh không phải là tiêu điểm và tiêu cự quang học của hệ thấu kính cấu tạo nên ống kính mà phụ thuộc vào khoảng cách giữa điểm hội tụ và bề mặt film cũng như kích thước film, cùng với sự phát triển của máy ảnh số với kích thước cảm biến nhỏ hơn kích thước film 35mm, người ta đã chuyển khái niệm tiêu cự ống kính bằng khoảng cách vật lý sang khái niệm tiêu cự theo góc nhìn (tiêu cự tương đương). Do đó chúng ta mới thấy những máy compact bé tý, ống kính dài chỉ 3-5cm nhưng lại được nói là có tiêu cự 28-280mm (zoom 10x) hay thậm chí 28-840mm (zomm 30x).
4. Vòng chỉnh khẩu: chức năng nguyên thủy của vòng chỉnh khẩu (apeture) là hạn chế lượng ánh sáng. Để làm được điều này, vòng chỉnh khẩu lý tưởng phải được đặt tại nơi các đường ánh sáng là song song. Tuy nhiên trên thực tế, vòng chỉnh khẩu phải được đặt đâu đó trong ống kính, nơi chẳng có chỗ nào các đường ánh sáng là song song cả (trong ống kính chỉ có ánh sáng phân kỳ hoặc hội tụ, tán xạ hoặc phản xạ). Do đó cùng với việc hạn chế một phần ánh sáng (mong muốn là hạn chế đều nhau cho tất cả các tia sáng tới), vòng khép khẩu còn tạo ra sự chênh lệch về cường độ ánh sáng với các góc tới khác nhau. Điều này giải thích cho việc tại sao vòng khẩu tác động vào DOF và tạo ra các hiệu ứng không mong muốn khác (vignette, viền tím v...v...). Tất nhiên để xử lý vấn đề này, các nhà sản xuất phải có các giải pháp, đó là lý do tại sao họ phải sử dụng thấu kính tán xạ thấp, thấu kính phi cầu.
Hy vọng sẽ được tiếp tục trao đổi thêm với các bạn.
AEIOU
05-05-2012, 11:07 AM
Mình muốn làm rõ thêm một số điểm trong phần viết của bạn ở trên như sau:
4. Vòng chỉnh khẩu: chức năng nguyên thủy của vòng chỉnh khẩu (apeture) là hạn chế lượng ánh sáng. Để làm được điều này, vòng chỉnh khẩu lý tưởng phải được đặt tại nơi các đường ánh sáng là song song. Tuy nhiên trên thực tế, vòng chỉnh khẩu phải được đặt đâu đó trong ống kính, nơi chẳng có chỗ nào các đường ánh sáng là song song cả (trong ống kính chỉ có ánh sáng phân kỳ hoặc hội tụ, tán xạ hoặc phản xạ). Do đó cùng với việc hạn chế một phần ánh sáng (mong muốn là hạn chế đều nhau cho tất cả các tia sáng tới), vòng khép khẩu còn tạo ra sự chênh lệch về cường độ ánh sáng với các góc tới khác nhau. Điều này giải thích cho việc tại sao vòng khẩu tác động vào DOF và tạo ra các hiệu ứng không mong muốn khác (vignette, viền tím v...v...). Tất nhiên để xử lý vấn đề này, các nhà sản xuất phải có các giải pháp, đó là lý do tại sao họ phải sử dụng thấu kính tán xạ thấp, thấu kính phi cầu.
Hy vọng sẽ được tiếp tục trao đổi thêm với các bạn.
1, 2, 3 thì bác nói rất thuyết phục và em thấy hợp lý không biết đúng chưa nhưng em thì cho là đúng vì chi tiết, rõ ràng hơn tất cả những gì em biết.
Nhưng phần 4 về lá khẩu thì em chưa hiểu.
vòng chỉnh khẩu lý tưởng phải được đặt tại nơi các đường ánh sáng là song song thì song song là như thế nào hả bác? Có phải là ánh sáng từ 1 điểm trên mặt phẳng lấy nét tương ứng với 1 điểm trên mặt sensor không? Nếu đúng thì để lá khẩu ở đó nó che đi thì ảnh chỉ còn hình tròn hoặc hình của lá khẩu thôi chứ.
Về DOF và bokeh thì post #42 bác alibooboo có giải thích rồi nhưng cái hiệu ứng không mong muốn (vignette, viền tím v...v...) thì không phải do lá khẩu tạo ra mà do thấu kính tạo ra chứ bác. Lá khẩu là ngăn những tia sáng đi lệch làm giảm các hiệu ứng không mong muốn đó.
1, 2, 3 thì bác nói rất thuyết phục và em thấy hợp lý không biết đúng chưa nhưng em thì cho là đúng vì chi tiết, rõ ràng hơn tất cả những gì em biết.
Nhưng phần 4 về lá khẩu thì em chưa hiểu.
vòng chỉnh khẩu lý tưởng phải được đặt tại nơi các đường ánh sáng là song song thì song song là như thế nào hả bác? Có phải là ánh sáng từ 1 điểm trên mặt phẳng lấy nét tương ứng với 1 điểm trên mặt sensor không? Nếu đúng thì để lá khẩu ở đó nó che đi thì ảnh chỉ còn hình tròn hoặc hình của lá khẩu thôi chứ.
Về DOF và bokeh thì post #42 bác alibooboo có giải thích rồi nhưng cái hiệu ứng không mong muốn (vignette, viền tím v...v...) thì không phải do lá khẩu tạo ra mà do thấu kính tạo ra chứ bác. Lá khẩu là ngăn những tia sáng đi lệch làm giảm các hiệu ứng không mong muốn đó.
Mình xin được trình bày thêm nhé.
1. Mục 1-3 của post 45 mình muốn các bạn đừng lầm lẫn giữa khái niệm tiêu điểm/ tiêu cự của 1 thấu kính với khái niệm điểm hội tụ (người ta cũng hay dùng từ tiêu điểm) và tiêu cự của 1 ống kính mặc dù tên chúng rất giống nhau. Không những thế, trong kỹ thuật máy ảnh còn có 1 khái niệm nữa tên là flange focal lenght (cũng có từ tiêu cự) nhưng nó chẳng liên quan đến 1 tiêu điểm (focal point) nào mà chỉ đơn thuần là khoảng cách từ bề mặt film/ sensor tới bề mặt ngàm lắp ống kính. Khoảng cách này giống nhau cho 1 loại ngàm (ví dụ là 44mm cho ngàm EF/EFS của Canon hoặc 46.5mm cho ngàm F của Nikon). Đây là lý do cho hiện tượng mà bạn có nói đến là va gương lật. Mình sẽ quay lại cái này sau.
2. Như vậy, bỏ qua các khái niệm, chức năng của 1 ống kính máy ảnh là (i) hội tụ các tia sáng từ vật thể tại tiêu điểm của ống kính và (ii) kiểm soát lượng ánh sáng từ vật thể tới film/sensor. Nguyên tắc là vậy nhưng mối ống kính cho kết quả khác nhau tùy thuộc vật liệu chế tạo, công nghệ, thiết kế... dẫn tới giá của chúng cũng khác nhau một trời một vực. Bỏ qua vấn đề chất lượng và giá cả, ta trao đổi tiếp về nguyên lý.
3. Ống kính hoạt động như một thấu kính hội tụ dể hội tụ các tia sáng từ vật thể tại tiêu điểm của ống kính, nên sau đay mình sẽ gọi là thấu kính thay vì ống kính cho dễ hiểu. Khi đó đối với film/sensor, vật thể như được phát sáng từ 1 điểm duy nhất tại tiêu điểm và chùm sáng hình nón sẽ bao phủ lên tấm phim/sensor làm cơ sở cho việc ghi lại hình ảnh. Tuy nhiên, chỉ các tia sáng từ vật thể có hướng song song với trục thấu kính mới hội tụ đúng ở cái tiêu điểm này, còn các tia sáng khác không song song với trục thấu kính cũng sẽ hội tụ với nhau, nhưng không tại tiêu điểm mà tại 1 điểm khác không phải là tiêu điểm nhưng nằm trong mặt phẳng hội tụ (focal plane) - mặt phẳng đi qua tiêu điểm và vuông góc với trục thấu kính. Lúc này chúng ta có vô số hình nón ánh sáng trùm lên tấm film/sensor. Tất nhiên chùm nào từ tiêu điểm (thực ra là đi qua tiêu điểm) thì nét, chùm nào không từ tiêu điểm thì bị nhòe (blur). Điều này giải thích tại sao khi vật thể được focus xa máy ảnh thì vùng rõ (DOF) dày, còn khi vật thể gần máy ảnh thì DOF mỏng. Trong trường hợp đầu có nhiều tia sáng từ vật thể được coi là song song với trục ống kính hơn so với trường hợp sau. Điều này cũng xảy ra khi tiêu cự ống kính ngắn (góc rộng) khi ống kính phải thu nhận nhiều tia sáng có phương không song song với trục ống kính. Để xử lý tình huống này, các ống kính được bổ sung thêm các thấu kính phân kỳ (và sau này thêm các thấu kính phi cầu) nhằm nắn lại các tia sáng cho nó gần song song với trục thấu kính hơn. Cái gì cũng có giá của nó. Để được nhiều thứ nét hơn, các ống kính phải hy sinh perspective (phối cảnh), dẫn đến hiện tượng méo hình (distort).
4. Để kiểm soát lượng ánh sáng tới bề mặt film/sensor, trong ống kính máy ảnh có vòng chỉnh khẩu (thời gian phơi sáng cũng góp phần vào việc kiểm soát này - cái này ai cũng rõ nên mình không cần nói thêm ở đây). Tất nhiên là vòng chỉnh khẩu - như 1 cái cửa sổ, sẽ chỉ cho 1 phần ánh sáng đi qua nó và chặn tất cả ánh sáng còn lại để tạo ra một vùng sáng có hình của cái cửa sổ đó ở phía sau. Nếu tất cả các tia sáng từ vật thể đến cái cửa sổ này vuông góc với mặt phẳng cửa sổ, cái cửa sổ sẽ hoạt động đúng với chức năng của nó - hạn chế 1 số tia và cho qua 1 số tia. Nhưng do kích thước cửa sổ này rất nhỏ so với vật thể nên các tia ánh sáng đến cái cửa sổ này dưới nhiều góc khác nhau và có những tia sáng từ vật thể có thể đi chéo qua cửa sổ mà không bị chặn lại tạo thành một cái nón ánh sáng phía sau cửa sổ. Khi đó chùm tia sáng đi qua cửa sổ cũng bị 1 hiệu ứng như là đi qua 1 thấu kính hội tụ với tiêu điểm chính là vòng chỉnh khẩu (do đó mới có kỹ thuật chụp ảnh pin-hole - người ta đặt tấm phim trong 1 cái hộp tối có 1 cái lỗ rất bé ở 1 phía của thành hộp). Như vậy cùng với các thấu kính khác trong ống kính, vòng chỉnh khẩu còn hoạt động như một thấu kính bổ sung và được tính đến khi thiết kế để tạo ra cái tiêu điểm chung của toàn bộ ống kính. Chỉ có điều cái thấu kính này nó không ổn định như các thấu kính khác mà lại bị ảnh hưởng rất nhiều bởi độ mở. Chính tính không ổn định này sẽ tác động lên tính ổn định của toàn bộ ống kính dẫn đến một ống kính chỉ nét bắt đầu từ một độ mở nào đó đã được nhà thiết kế tính toán trước - khi cài vòng khẩu bắt đầu thể hiện tính chất như thấu kính kia. Còn nếu muốn nét toàn dải độ mở (như chúng ta hay nói - nét ngay từ 1.4 chẳng hạn) - trong ống kính lại phải có một cái gì đó để bù trừ cho cái tính không ổn định của cái vòng khẩu - với tư cách như 1 thấu kính. Trong trường hợp việc bù trừ đó hoạt động không chuẩn mực, chúng ta có thể bị mất nét, bị vignette hoặc viền tím ở khẩu lớn. Cái vignette này khác với cái vignette tạo ra do ống kính CF lắp trên FF (vì cái nón ánh sáng cho ống CF được thiết kế bé hơn so với cho FF). Còn viền tím, đúng như bạn nói, là hệ quả của việc khúc xạ các tia sáng có bước sóng khác nhau do hệ thấu kính gây ra, trong trường hợp này là bị thêm vào do vòng khẩu - với tư cách là 1 cái thấu kính bổ sung.
Hy vọng là giải thích thêm của mình ở trên đã trả lời được cho thắc mắc của bạn. Mình sẽ trở lại với vấn đề chạm gương sau.
AEIOU
05-05-2012, 09:47 PM
Giờ thì em đã hiểu Fugaca diệt trừ jun thế nào :D
Em thấy bác nói về lá khẩu đúng với ý bác TThach đấy chứ. Nhưng em thấy bác TThach cũng đúng luôn, chỉ là do mỗi bác diễn tả 1 kiểu thôi mà.
Em túm lại xem có đúng không nhá:
Cái lá khẩu để nó chặn các tia sáng tới thấu kính mà không song song với trục của thấu kính. Các tia này do không song song với trục thấu kính nên khi qua thấu kính thì đường đi của nó đi lệch với quang tâm của thấu kính. Còn các tia tới mà song song với trục thấu kính thì sẽ đi qua quang tâm của thấu kính nên các lá khẩu được đặt tại quang tâm của thấu kính để chặn các tia đi lệch (không song song với trục thấu kính) mà không ảnh hưởng tới các tia đi đúng (các tia tới thấu kính mà song song với trục thấu kính). Kết luận lại là lá khẩu được đặt vuông góc và đồng tâm với trục của thấu kính và nằm tại điểm hội tụ của các tia sáng tới thấu kính với phương song song với trục thấu kính.
Còn các vấn đề khác như DOF, viền tím, chạm gương thì nếu bác chủ không phản đối thì em cũng muốn biết qua nhưng coi nó như phần bonus của topic này nhỉ.
alibooboo
05-05-2012, 10:00 PM
Giờ thì em đã hiểu Fugaca diệt trừ jun thế nào :D
Em thấy bác nói về lá khẩu đúng với ý bác TThach đấy chứ. Nhưng em thấy bác TThach cũng đúng luôn, chỉ là do mỗi bác diễn tả 1 kiểu thôi mà.
Em túm lại xem có đúng không nhá:
Cái lá khẩu để nó chặn các tia sáng tới thấu kính mà không song song với trục của thấu kính. Các tia này do không song song với trục thấu kính nên khi qua thấu kính thì đường đi của nó đi lệch với quang tâm của thấu kính. Còn các tia tới mà song song với trục thấu kính thì sẽ đi qua quang tâm của thấu kính nên các lá khẩu được đặt tại quang tâm của thấu kính để chặn các tia đi lệch (không song song với trục thấu kính) mà không ảnh hưởng tới các tia đi đúng (các tia tới thấu kính mà song song với trục thấu kính). Kết luận lại là lá khẩu được đặt vuông góc và đồng tâm với trục của thấu kính và nằm tại điểm hội tụ của các tia sáng tới thấu kính với phương song song với trục thấu kính.
Còn các vấn đề khác như DOF, viền tím, chạm gương thì nếu bác chủ không phản đối thì em cũng muốn biết qua nhưng coi nó như phần bonus của topic này nhỉ.
Cái phần bôi đỏ là nó chỉ chặn một phần - phần rìa ngoài - có ảnh hưởng tới chất lượng ảnh thôi chứ bác?
Rỗi rãi ngồi tìm trên vnphoto này thì thấy cách đây mấy năm nhiều bác cũng đã tìm hiểu vấn đề focal lenght này rồi. Mình copy lại đường link để các bạn tham khảo. Bác Atkinson trình bày có hình vẽ nên rất dễ hiểu.
http://www.vnphoto.net/forums/showthread.php?t=2717&page=3
AEIOU
06-05-2012, 01:59 PM
Tối qua trời mát mẻ nằm ngủ máu lưu thông tốt thì em nghĩ ra là sai 1 điểm: các tia sáng tới ống kính phải song song với trục của ống kính là sai. Sai vì nếu chỉ lấy các tia đó thì ảnh mãi mãi sẽ là ảnh điểm trong hình kích thước bằng cái vành filter. Do vậy phải đính chính lại là các tia tới mà vuông góc với điểm tiếp xúc với thấu kính ngoài. Sau đó thấu kính này sẽ nắn hay bẻ gì đó để hướng thành song song cho các thấu kính sau xào nấu tiếp.
Link bác QVN đưa em sẽ nghiên cứu tiếp. Mấy hôm nay biết thêm nhiều điều quá. Cảm ơn các bác.
Giờ thì em đã hiểu Fugaca diệt trừ jun thế nào :D
Em thấy bác nói về lá khẩu đúng với ý bác TThach đấy chứ. Nhưng em thấy bác TThach cũng đúng luôn, chỉ là do mỗi bác diễn tả 1 kiểu thôi mà.
Em túm lại xem có đúng không nhá:
Cái lá khẩu để nó chặn các tia sáng tới thấu kính mà không song song với trục của thấu kính. Các tia này do không song song với trục thấu kính nên khi qua thấu kính thì đường đi của nó đi lệch với quang tâm của thấu kính. Còn các tia tới mà song song với trục thấu kính thì sẽ đi qua quang tâm của thấu kính nên các lá khẩu được đặt tại quang tâm của thấu kính để chặn các tia đi lệch (không song song với trục thấu kính) mà không ảnh hưởng tới các tia đi đúng (các tia tới thấu kính mà song song với trục thấu kính). Kết luận lại là lá khẩu được đặt vuông góc và đồng tâm với trục của thấu kính và nằm tại điểm hội tụ của các tia sáng tới thấu kính với phương song song với trục thấu kính.
Còn các vấn đề khác như DOF, viền tím, chạm gương thì nếu bác chủ không phản đối thì em cũng muốn biết qua nhưng coi nó như phần bonus của topic này nhỉ.
Thực ra mình muốn viết ra để các bạn cùng tranh luận cho vui, cuối cùng là đi đến cái đúng. Nhưng có vẻ không được như thế. Trong phần mình viết ở trên, có cái đúng và có cái "nghe có vẻ đúng" và thấy ít người đặt lại vấn đề quá. Để tránh mọi chuyện đi quá xa, mình sẽ trình bày lại sau đây để các bạn tham khảo. Mình sẽ cố gắng trình bày cùng với các hình vẽ để dễ hiểu hơn. Bỏ qua các phần mình viết ở trên đi nhé.
Tối qua trời mát mẻ nằm ngủ máu lưu thông tốt thì em nghĩ ra là sai 1 điểm: các tia sáng tới ống kính phải song song với trục của ống kính là sai. Sai vì nếu chỉ lấy các tia đó thì ảnh mãi mãi sẽ là ảnh điểm trong hình kích thước bằng cái vành filter. Do vậy phải đính chính lại là các tia tới mà vuông góc với điểm tiếp xúc với thấu kính ngoài. Sau đó thấu kính này sẽ nắn hay bẻ gì đó để hướng thành song song cho các thấu kính sau xào nấu tiếp.
Link bác QVN đưa em sẽ nghiên cứu tiếp. Mấy hôm nay biết thêm nhiều điều quá. Cảm ơn các bác.
Bạn nhận xét đúng rồi đó. Nhưng như mình có nêu ở post 52 ở trên, để mình viết lại cho nó có hệ thống chút về mấy vấn đề sau:
1. Tiêu cự ống kính máy ảnh (vì đây là vấn đề mà bạn TThach nêu lên ở trong cái topic này).
2. Chỉnh focus, DOF, bokeh (cái này một bạn có nêu ở trên nhưng mình muốn hệ thống lại và chi tiết hơn)
3. Chỉnh khẩu - diaphragm, aperture, stop (cái này mình viết lăng nhăng ở trên và bạn đã thấy cái sai của nó).
hoangnguyen85
06-05-2012, 11:53 PM
alo , đọc chả hiểu gì cả , gọi điện cho kỹ sư của Nikon giải thích :D
pro-k
07-05-2012, 01:32 AM
ít bữa rồi giải trí cuối tuần giờ rãnh rồi vào 8 tiếp với các bác.
ở đây có 2 vấn đề (mà các bác đề cập đến) em đem ra thảo luận
1. nhiếp ảnh lỗ kim
2. các lá khẩu và hoạt động của nó.
đầu tiên em phải nói là cái nhiếp ảnh qua lỗ kim và khép khẩu sâu thiệt là sâu nó ko giống nhau bởi vì : 1 cái nó ko có bất kì thấu kính nào còn 1 cái nó có rất nhiều thấu kính.
nói về nhiếp ảnh lỗ kim : về thực tế, hình ảnh chúng ta nhìn thấy là sự hấp thụ ánh sáng và phát lại ánh sáng từ 1 điểm của vật thể, ánh sáng thì 1 điểm đó dc phát đi với vô vàn các tia sáng, có góc độ phát sáng lên tới hàng trăm độ.
=> với 1 khe sáng lớn, thì 1 điểm sáng nó có quá nhiều tia sáng, và nó tự làm blur nó trên màn ảnh => để chứng minh thực nghiệm, ta lấy 1 miếng giấy có nhiều màu, rọi ánh sáng vào để nó hắt lại lên tường, ta chỉ nhận dc 1 màu duy nhất, các màu đó tự blur vào nhau
giải thích : đó là do cường độ sáng ở các điểm đều là vô số, nên ko đếm dc.
do đó việc chụp ảnh qua lỗ kim, nó nhỏ đến mức kẻ đường đi của ánh sáng từ lỗ kim, ta thấy các đường đó nó có góc vô cùng nhỏ, hình chụp từ lỗ kim nó luôn tối 4 góc, vì những tia sáng ở các rìa nó bị giới hạn dần, nhiếp ảnh lỗ kim nó chỉ nhận hình ảnh ở trung tâm mà thôi.
có ng hỏi vui là vậy nhiếp ảnh lỗ kim có góc rộc góc hẹp ko, mình trả lời là có, nó dc tính bằng độ dày vật liệu tạo ra lỗ kim, vì cơ chế của nó cũng cái gird vậy.
vậy bản chất của nhiếp ảnh lổ kim là : giới hạn 1 nguồn với vô số điểm sáng có cường độ sáng là ko đo đếm dc thành 1 nguồn sáng có các điểm sáng tính tỉ lệ dc => ảnh qua lỗ kim là ảnh rõ suốt (điểm này hơi giống với khép khẩu sâu)
vậy còn hình ảnh đi qua hệ thấu kính nó có gì đặc biệt :
xin thưa, hình ảnh đi qua 1 thấu kính bất kì nó đều có lúc tụ lại, do đó mới có khái niệm tạo ảnh của vật thể, ảnh thì có ảnh thật và ảnh ảo, và ảnh thật thì ta hứng được trên màn ảnh => tới đây thì chúng biết 1 chuyện đương nhiên là sau khi khung cảnh ngoài đời qua hệ thấu kính trong lens nó tạo ra đc ảnh thật.
nhớ lại tính chất thấu kiếng chút nhé
thấu kính hội tụ cho ảnh thật và ngược chiều khi vật ngoài khoảng tiêu cự, còn thấu kính phân kì thì ko thể tạo ảnh thật.
=> ánh sáng đi qua ống kiếng luôn bị gom lại, ánh sáng vừa bị gom lại vừa bị giới hạn bởi 1 field chính là cái độ lớn của cái Sensor.
và do cái hệ thống thấu kiếng trong lens là hội tụ, cho nên tại điểm lấy nét, mọi người phải công nhân với là nó chỉ tạo ra 1 điểm sáng duy nhất tren sensor, còn điểm ko nét nó tạo thành 1 vệt sáng,vệt đó to hay nhỏ thì tùy vị trí tự vẽ ra sẽ biết.
khúc này hay nè, giải thích cái lá khẩu : nếu lấy lấy 1 que dài đầy 1 khung hình, thì nhưng điểm ở cái que đó phát ra nhiều tia sáng tới sensor nhất, con những điểm ở 2 rìa thì ko, vì sao ? vì các điểm rìa có góc nhìn hẹp hơn, nó bị chặn bớt sáng.
lúc này cái lá khẩu nó làm cái chuyện rất hay là khi siết nó lại, nó cũng chặn bớt sáng của các điểm trung tâm, nó làm cho các điểm này "tối dần gần bằng các điểm rìa", và khi đo sáng trên máy chúng ta chụp đúng sáng thì do các điểm tỉ lệ chênh sáng nó ít => hết tối góc
đến đấy bàn ngoài lề 1 chút nè :
đối với Canon triết lí của họ là "tao chỉ đo sáng vùng trung tâm" vì nó đúng sáng, nếu mày chụp góc rộng, khẩu to thì ảnh thường sâu.
với Nikon "tụi tao pro, đo sáng theo điểm lấy nét", cho nên chụp với ống góc rộng dỏm dỏm chút lại mở khẩu to kèm hood, ông nào chỉnh đo sáng điểm ngoài rìa thì 90%, ảnh đó cháy tè le vùng trung tâm -> ko tin hả thử đi.
và đương nhiên, khi khép khẩu tức là giới hạn tia sáng, nhưng chỗ nhòe vệt to, bị che bớt thì thành ra nhòe vệt nhỏ, vệt nhỏ thì thành điểm -> rõ mồn một.
He he, lại vui rồi. Trước khi 8 tiếp về cái post của bạn pro-k ở trên, mình xin phép được làm rõ lại cái "tiêu cự ống kính" nhé.
Phần 1. Tiêu cự ống kính.
1. Như bác Atkinson đã viết (theo đường link mình dẫn ở post 50 - và xin copy lại lần nữa ở đây), tiêu cự của 1 thấu kính dày là khoảng cách (tất nhiên là tính theo trục thấu kính) từ tiêu điểm của nó tới nodal point (là điểm ảo có đặc tính là tia ló có cùng góc với tia tới - không bị khúc xạ). Nếu gọi cái điểm nodal point đó là quang tâm thì thấu kính dày có 2 quang tâm ảo - có thể nằm ngoài kích thước vật lý của thấu kính còn thấu kính mỏng (mình vẫn thích dùng khái niệm kích thước không đáng kể hơn vì về mặt lý thuyết, thấu kính mỏng là thấu kính có chiều dày không đáng kể so với bán kính các mặt cầu tạo nên thấu kính) thì có 1 quang tâm (thực ra thì mình vẫn nghĩ là nên nói 2 cái nodal point kia nằm cách nhau 1 khoảng cách không đáng kể đến mức có thể coi chúng trùng với nhau) nằm ở giữa thấu kính (mình vẫn nghĩ là nên nói 2 điểm nodal point này nằm cách đều điểm giữa của thấu kính một khoảng cách không đáng kể). Những điều mình viết trong ngoặc phản ánh trên thực tế cái ống kính máy ảnh - được quy về thành một thấu kính hội tụ mỏng tuyệt đối) có những thuận lợi và khó khăn gì để thu được hình ảnh của vật thể so với một thấu kính lý tưởng (mỏng tuyệt đối).
http://www.vnphoto.net/forums/showthread.php?t=2717&page=3
2. Như vậy tiêu cự, tiêu điểm của 1 thấu kính là thuộc tính riêng của thấu kính đó không phụ thuộc vào yếu tố khác (tất nhiên trừ môi trường đặt thấu kính vì các công thức tính tiêu cự được nói rõ là với điều kiện thấu kính được đặt trong không khí). Vì thế nên khi nói khoảng cách tiêu cự ống kính là khoảng cách từ film/sensor tới quang tâm (hay nodal point), hay góc nhìn, hay độ phóng đại (có rất nhiều định nghĩa như vậy và các bạn có thể xem thêm cái post của Xichlo trong cai topic tại đường link) theo mình là không hoàn toàn chính xác như mình giải thích dưới đây.
3. Định nghĩa tiêu cự là khoảng cách từ film/sensor đến quang tâm (hay nodal point) chỉ đúng khi nhà sản xuất máy ảnh đặt bản film/sensor đúng vào vị trí tiêu điểm. Và họ đã làm như thế tuy không phải là bắt buộc. Mình sẽ giải thích kỹ hơn khi bàn về focus.
4. Định nghĩa tiêu cự là góc nhìn xuất phát từ tiêu chuẩn film 35mm. Với 1 bản film/sensor có kích thước cho trước đặt ở tiêu cự ống kính, nó cho phép thu được hình ảnh của một vùng không gian giới hạn - hay nhìn thấy một trường nhìn (FOV) nhất định tùy thuộc vào tiêu cự thấu kính. Giới hạn không gian - hay trường nhìn đó được tạo bởi tia sáng biên đi qua quang tâm (hay nodal point) còn thu được bởi bản film/sensor. Góc tạo bới 2 tia sáng biên với quang tâm (nodal point) quy định góc nhìn của thấu kính đối với bản film/sensor đó (tất nhiên là trên mặt phẳng của 2 tia sáng biên). Như vậy góc nhìn liên quan đến thuộc tính kích thước của bản film/sensor đặt trên tiêu cự của thấu kính và tiêu cự của thấu kính chứ không phải chỉ là thuộc tính riêng của bản thân thấu kính. Do góc nhìn được quyết định bởi cả 2 yếu tố là kích thước bản film/sensor và tiêu cự thấu kính, bằng cách phối hợp 2 yếu tố này (kích thước nhỏ + tiêu cự ngắn hay kích thước lớn + tiêu cự dài) ta hoàn toàn có thể có được các góc nhìn tương đương nhau - hay nếu quy về cùng một kích thước thì là tiêu cự tương đương nhau.
4. Hệ thống mắt người ghi nhận hình ảnh giống như hệ thống quang học với thấu kính với thấu kính là nhãn cầu còn bản film/sensor là võng mạc. Với kích thước võng mạc và nhãn cầu của người bình thường, khi nhìn ra vô cực, góc nhìn của mắt khoảng 50 độ. Một thấu kính có tiêu cự khoảng 43mm cũng cho góc nhìn lớn nhất (tính theo mặt phẳng đường chéo của tấm film 35x24mm) khoảng 53 độ gần tương đương với góc nhìn của mắt người. Tiêu cự thấu kính đó được gọi là tiêu cự tiêu chuẩn (normal). Tiêu cự tiêu chuẩn sau đó còn được mở rộng cho các tiêu cự lân cận tiêu cự 43mm đó thành 40-50mm. Thấu kính có tiêu cự lớn hơn 50mm sẽ có góc nhìn nhỏ hơn 50 độ (đối với film/sensor 35mm) được gọi là tele, thấu kính có tiêu cự nhỏ hơn 40mm sẽ có góc nhìn lớn hơn 50 độ (đối với film/sensor 35mm) được gọi là góc rộng. Đối với các bản film/sensor có kích thước khác film 35mm, tiêu cự thấu kính để có góc nhìn tiêu chuẩn, rộng hay hẹp sẽ khác với cái dải tiêu cự lấy 40-50mm làm tiêu cự tiêu chuẩn kia. Vì thế tại sao đối với DSRL ống có tiêu cự 30mm trên CF được coi là ống tiêu chuẩn giống như ống 50mm trên FF.
AEIOU
07-05-2012, 12:15 PM
Vẫn hay nhỉ. Em chờ bác VQN hệ thống lại và xem hai bác tám tiếp.
Ăn trưa rồi, tám tiếp về cái post của bác pro-k. Nhưng chỉ về nhiếp ảnh lỗ kim vì về mấy cái lá khẩu thì mình sẽ viết cẩn thận ở một post riêng.
1. Như các bạn đã biết, nhiếp ảnh lỗ kim (pinhole) là sử dụng 1 hộp kín chỉ có 1 cái lỗ nhỏ hướng về phía vật thể. Trong thành hộp phía đối diện với vật thể sẽ thu được hình ảnh của vật thể đó như cái hình dưới đây
http://farm8.staticflickr.com/7106/7005423030_ab49bff772_o.png
Còn ống kính máy ảnh (được coi như một thấu kính hội tụ lý tưởng cho dễ hình dung) sẽ tạo ảnh của vật thể như sau:
http://farm6.staticflickr.com/5115/7002781582_6329fd2821_o.png
2. Khi đó có vẻ như cái lỗ bé xíu đó hoạt động như một ống kính máy ảnh (thấu kính hội tụ)? Câu trả lời vừa có lại vừa không. Tại sao vậy? Chùm sáng từ 1 điểm trên vật thể đến thấu kính dưới dạng một cái nón bao vô hạn các tia sáng như bạn pro-k đã viết. Thấu kính thì vừa cho ánh sáng đi qua, vừa khúc xạ (đổi hướng) nó (trừ duy nhất cái tia đi qua quang tâm - đi qua nhưng không bị đổi hướng). Còn cái lỗ kim thì chặn hầu hết các tia sáng chứ không đổi hướng của chúng và chỉ cho 1 tia sáng đi qua - giống như cái tia sáng đi quan quang tâm thấu kính (đây là ta đang nói đến 1 cái lỗ kim có kích thước vô cùng nhỏ được đục qua 1 tấm có chiều dày cũng vô cùng nhỏ - mọi cái đều được tuyệt đối cho phù hợp với cái thấu kính lý tưởng có chiều dày không đáng kể).
3. Vì thấu kính có thể hội tụ được nhiều tia sáng xuất phát từ 1 điểm trên vật thể thành 1 điểm ảnh nên cường độ sáng tại điểm ảnh mạnh hơn nhiều so với cường độ sáng chỉ của 1 tia sáng tại điểm ảnh tạo ra bởi lỗ kim. Khi đó để chụp được ảnh của vật thể, thời gian phơi sáng của nhiếp ảnh lỗ kim dài hơn rất nhiều lần so với chụp cũng cái ảnh đó sử dụng thấu kính (với giả thiết là film có cùng độ nhạy). Và do không có điểm hội tụ nên cũng không có khái niệm tiêu điểm, tiêu cự trong nhiếp ảnh lỗ kim. Tấm film dù đặt ở đâu phía sau cái lỗ đó cũng - về lý thuyết - đều có thể thu được hình ảnh của vật thể. Tuy nhiên, cũng do bị ảnh hưởng bới tiêu chuẩn máy ảnh 35mm, khi tấm film được đặt ở tiêu cự của thấu kính, khoảng cách từ lỗ kim tới tấm film trong nhiếp ảnh lỗ kim cũng được gọi là tiêu cự và cũng ký hiệu là f. Chỉ có điều đây không phải là tiêu cự thấu kính (vì có cái thấu kính nào đâu), mà chỉ là một khoảng cách đơn thuần. Khi thay đổi khoảng cách này cũng cho phép thay đổi tỷ lệ hình ảnh/ vật thể giống hệt như thay đôi tiêu cự ống kính. Nhưng do không có hiện tượng khúc xạ ánh sáng nên việc thay đổi tiêu cự trong nhiếp ảnh lỗ kim không làm thay đổi perspective như thay đổi tiêu cự ống kính.
4. Quay lại thực tế, giống như ống kính máy ảnh là một thấu kính dày, lỗ kim cũng phải có 1 cái đường kính d nào đó và được đục qua 1 tấm màn có độ dày h nào đó. Khi đó cái lỗ trở thành cái ống hình trụ. Khi cái lỗ kim trở thành cái ống thì thay vì chỉ có 1 tia sáng (từ 1 điểm trên vật thể) chui được vào (và đi thẳng qua) lỗ thì bây giờ chúng ta có 1 số tia chui vào miệng ống. Tùy thuộc vào tỷ lệ giữa đường kính d và chiều dày h của cái lỗ kim (tức là kích thước của cái ống), mà sẽ có một số tia hoặc hoàn toàn không có 1 tia nào có thể đi thẳng qua lỗ. Nếu có nhiều hơn 1 tia có thể đi qua lỗ, 1 điểm của vật thể sẽ có nhiều điểm ảnh được ghi lại trên phim chứ không phải 1 điểm (có nghĩa là không nét - hay bị blur). Nếu không có tia nào có thể qua được, sẽ không có ảnh nào được tạo ra giống như không hề có cái lỗ. Ngoài ra cũng xảy ra trường hợp là có vài tia sáng đi thẳng qua được lỗ kim, một số khác khi tới thành ống - thay vì bị hấp thụ (cản lại) hết thì một phần lại được phản xạ sang thành đối diện của ống. Việc phản xạ dích dắc này có thể cho phép tia sáng cuối cùng cũng đi qua được lỗ kim để gặp bản film. Cái này cũng gây ra blur.
5. Vậy thế trên thực tế thì cái lỗ kim như thế nào mới hợp lý (tức ra cho phép tạo ra ảnh của vật thể có chất lượng nét ở mức chấp nhận được)? Như trình bày ở trên, cái chiều dày h của tấm màn chỉ làm xấu ảnh nên càng giảm được nhiều càng tốt. Còn đường kính d của lỗ kim vừa có lợi, vừa có hại. Nếu d càng nhỏ, càng ít tia sáng qua được lỗ - hình tạo ra càng nét nhưng cường độ sáng tại điểm ảnh càng yếu. Việc tăng độ nét của ảnh ngoài việc giảm số tia sáng qua lỗ, còn có thể thực hiện được thông qua việc giảm khoảng cách từ lỗ kim tới bề mặt film tới mức khoảng cách giữa 2 điểm ảnh tạo thành từ 2 tia đi qua lỗ kim nhỏ tới mức mắt người không nhận biết được. Khoảng cách tối ưu từ lỗ kim tới bề mặt film (tiêu cự f tối ưu) ứng với đường kính d của lỗ kim - được xác định theo công thức sau:
http://farm8.staticflickr.com/7085/7151632637_a192a37a03_o.png
Ký hiệu Lamda (ngại insert cái ký hiệu quá) chỉ độ dài bước sóng
6. Như công thức trên thể hiện thì d và f tối ưu cho từng bước sóng khác nhau, do đó nếu vật thể có nhiều màu, ảnh sẽ bị tán sắc lung tung. Và nhiếp ảnh lỗ kim chỉ có thể dùng "tạm được" khi ánh sáng chỉ có 1 màu hoặc không có màu (đen/trắng).
Nguồn: wikipedia
pro-k
15-05-2012, 02:32 PM
phủi bụi topic chờ ai đó vô 8 tiếp, chứ để không bùn wá
Mấy hôm rồi bận quá chưa viết tiếp được. Hôm nay xin tiếp tục với phần 2 (mình sẽ viết dần vậy).
Phần 2: Focus, DOF và Bokeh.
Focus:
1. Các tia sáng từ 1 điểm trên vật thể sau khi đi qua ống kính máy ảnh (được mô tả đơn giản là một thấu kính hội tụ) sẽ hội tụ tại 1 điểm. Các điểm của vật thể nằm trên cùng 1 mặt phẳng vuông góc với trục thấu kính và cách quang tâm 1 khoảng S1 (mặt phẳng vật thể in focus) sẽ có điểm ảnh nằm trên 1 mặt phẳng (mặt phẳng hội tụ) vuông góc với trục thấu kính và cách quang tâm thấu kính 1 khoảng S2 như hình dưới đây:
http://farm6.staticflickr.com/5115/7002781582_6329fd2821_o.png
Nếu thấu kính có tiêu cự f thì mối liên hệ giữa f, S1 và S2 được thể hiện bởi công thức
http://farm9.staticflickr.com/8020/7148872985_4603718f69_o.png
Rõ ràng khi S1 tiến tới vô cùng thì S2=f và ngược lại.
2. Như vậy khi khoảng cách từ vật thể tới quang tâm thay đổi thì S2 cũng thay đổi theo. Theo tính toán, đối với ống kính có f=50mm thì khi vật thể cách quang tâm 1m thì khoảng cách S2 = f+2.5cm (bạn nào thử tính hộ nhé). Như vậy nếu vị trí thấu kính không thay đổi, để thu được hình ảnh của vật thể nằm cách quang tâm 1m thì có 3 phương án (i) dịch lùi mặt phẳng hội tụ (hay nơi đặt tấm film/sensor) phải ra xa thấu kính thêm khoảng 2.5cm, (ii) thay đổi thấu kính có tiêu cự nhỏ lớn hơn hoặc (iii) dịch chuyển thấu kính ra xa vật thể 1 chút để tăng khoảng cách S1 và giảm khoảng cách S2.
Phương án (i) rất không khả thi vì rất khó di chuyển film/sensor trong máy ảnh có khung cố định. Phương án (ii) là cơ chế hoạt động của mắt người nhưng cũng khó khả thi đối với máy ảnh vì không dễ thay ống kính cho mỗi vị trí vật thể. Phương án (iii) dễ thực hiện nhất và đó chính là cơ chế lấy nét của ống kính máy ảnh với việc vặn vòng focus.
3. Trên thực tế, việc tất cả các tia sáng từ 1 điểm của vật thể dù là trên cùng mặt phẳng in-focus hội tụ tại 1 điểm trên mặt phẳng hội tụ là không thể vì trên thực tế các thấu kính trên không phải là dạng thấu kính lý tưởng (về độ dày và vật liệu chế tạo). Điều này dẫn đến thay vì chỉ có 1 điểm ảnh, một điểm của vật thể sẽ có ảnh là một hình tròn có đường kính d nào đó. Đường kính d của hình tròn này phụ thuộc vào chất lượng ống kính máy ảnh (thấu kính). Đối với các điểm của vật thể không nằm trên mặt phẳng in-focus, hình ảnh thu được sẽ là hình tròn có đường kính lớn hơn d và điểm vật thể càng xa mặt phẳng in-focus, đường kính hình tròn thể hiện hình ảnh của nó trên mặt phẳng hội tụ (nơi đặt tấm film/sensor) càng lớn.
4. Tuy nhiên mắt người cũng không thể nhận thấy sự khác biệt giữa 1 điểm ảnh với 1 hình tròn có kích thước d nhỏ tới một mức nào đó (gọi là đường kính của Circle of confusion - CoC). Trong điều kiện ánh sáng tốt, mắt người có thể phân biệt được 2 đường thẳng nằm cách nhau 0.2mm và cách mắt 25cm. Nếu khoảng cách giữa 2 đường thẳng này nhỏ hơn 0.2mm, mắt người cảm nhận thấy chúng như bị dính liền vào nhau (tức là thành 1 đường thẳng). Do đó để xác định "độ nét", người ta sử dụng phương pháp là sẽ phóng hình ảnh thu được lên cỡ 8x10 inches và đặt cách mắt 1 khoảng 25cm (kích thước ảnh 8x10 inches là kích thước tương ứng với góc nhìn của mắt - khoảng 53-60 độ tại khoảng cách 25cm). Như vậy tùy thuộc vào kích thước hình tròn điểm ảnh trên film/sensor, khi phóng ra kích thước 8x10 inches, kích thước hiển thị của điểm ảnh đó càng lớn. Nếu đường kính điểm ảnh khi phóng ra kích thước 8x10 inches có đường kính lớn hơn 0.2mm, mắt người có thể nhận thấy biên của điểm ảnh đó là 1 hình tròn thay vì chỉ là 1 điểm. Khi đó người ta nói điểm ảnh không nét mà bị nhòe (blur).
5. Khoảng không gian giới hạn bởi 2 mặt phẳng phía trước và phía sau của mặt phẳng in-focus của vật thể mà trong đó hình ảnh các điểm ảnh thu được không bị blur sẽ được gọi là khoảng lấy nét DOF, phần không gian phía trước và phía sau khoảng lấy nét được gọi là vùng ngoài khoảng lấy nét OOF.
Thôi tạm dừng ở đây, mai viết tiếp vậy.
dg189
10-06-2012, 11:52 PM
E cũng có 3 vấn đề đưa ra thảo luận:
1. 1 tháng rồi chưa có bác nào vào tám tiếp ah
2. chẳng nhẽ k có ông nikon hay canon vào đây hả
3. có bro nào máu mổ hẳn 1 cái ra chiếu tia sáng vào ngiên cứu đường đi của nó k?
AEIOU
11-06-2012, 08:12 AM
E cũng có 3 vấn đề đưa ra thảo luận:
1. 1 tháng rồi chưa có bác nào vào tám tiếp ah
2. chẳng nhẽ k có ông nikon hay canon vào đây hả
3. có bro nào máu mổ hẳn 1 cái ra chiếu tia sáng vào ngiên cứu đường đi của nó k?
Hì!
1. Chắc bác VQN bận, em vẫn chờ.
2. Các ông Canon và Nikon vào nhiều đấy chứ bác. Hay bác muốn Ca - Ni vào làm gì nữa. (Chắc mỗi bác ghé qua nên để lại comment kiểu như: I'm Canon...)
3. Mổ lens để chiếu tia sáng như bác bảo không đơn giản như mổ gà đâu. Dễ thì em mổ lâu rồi, nhà em trước có cả rổ lens và em cũng làm hỏng gần nửa rổ :D
dg189
11-06-2012, 05:21 PM
thế là đã nối lại dc tín hiệu, k có topic chìm ghê quá :D
công nhận mổ thì cực khó trừ khi mở ra cắt 1 góc 1/4 vỏ và lắp thấu kính lại thì mới dễ dàng nghiên cứu đc
nhuhan3008
23-06-2012, 01:51 AM
Lót xe ngồi ngóng các pro . đọc muốn điên @@.
metavana
23-06-2012, 06:57 AM
E cũng có 3 vấn đề đưa ra thảo luận:
3. có bro nào máu mổ hẳn 1 cái ra chiếu tia sáng vào ngiên cứu đường đi của nó k?
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/e/e3/Zoom_prinzip.gif
Powered by vBulletin® Version 4.2.2 Copyright © 2025 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.